Friday 31 July 2009

Hà Nội trong mắt ai

Xin bấm vào tiêu đề để dẫn tới link film.
Hà Nội trong mắt ai

Trong phim có sử dụng nhạc phẩm sáo trúc tuyệt mỹ của Đinh Thìn. Có thể nghe tại đây:

http://mp3.baamboo.com/detail-nhac-music-mp3-174557/1/bai-Trang-sang-que-toi.html

Trần Văn Thủy là một đạo diễn phim Việt Nam, sinh năm 1940 tại Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam ông làm phóng viên chiến trường. Ông đã đạo diễn trên 20 phim, trong đó có nhiều phim tài liệu đoạt giải cao trong các liên hoan phim. Ông đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.


Một số bộ phim

Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ Câu Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig (1970).
Phản bội, về chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, giải vàng LHP Việt Nam 1980
Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988
Chuyện tử tế (1985), nội dung về thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”.
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1999, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43.
Chuyện từ một góc phố (2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.

Monday 27 July 2009

Chuyện tử tế

Chuyện tử tế (1985), nội dung về thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”.
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1999, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43.
Chuyện từ một góc phố (2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.

Trần Văn Thủy

Trần Văn Thủy là một đạo diễn phim Việt Nam, sinh năm 1940 tại Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam ông làm phóng viên chiến trường. Ông đã đạo diễn trên 20 phim, trong đó có nhiều phim tài liệu đoạt giải cao trong các liên hoan phim. Ông đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Một số bộ phim
Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ Câu Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig (1970).
Phản bội, về chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, giải vàng LHP Việt Nam 1980
Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988

Wednesday 22 July 2009

Đất ca dao

Phim tài liệu về Huế, đất ca dao

"Những điệu hò, những câu ca dao nặng tình yêu thương quê hương đất nước đã thấm đẫm vào con người Huế"

Một tài liệu hữu ích về văn hóa, lịch sử, địa lý Việt Nam

Đài truyền hình HTV thực hiện, trân trọng cám ơn.

Sunday 19 July 2009

Hành trình xuyên Việt_Vietnam closeup

Đây là loạt phim thời sự về cuộc hành trình suốt ba miền Nam-Bắc, là một tập tư liệu quí giá có thể phục vụ tốt cho việc giảng dạy địa lí, lịch sử, văn hóa Việt Nam, thực sự thích hợp cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam và sinh viên nước ngoài học Việt Nam học.

Cảm hơn các tác giả, thuộc đài truyền hình sbtn.vn đã thực hiện và giới thiệu.
Hành Trình Xuyên Việt. Phần 1 Miền Bắc: 1-17; Phần 2: Miền Trung: 18-33; Phần 3: từ 34 tới 45.
===============

Ai trong mỗi chúng ta cũng đều có một quê hương dấu yêu để nhớ, để
thương. Quê hương là nơi ta chôn nhau cắt rốn, là nơi có bờ ao, con
suối tắm mát tuổi thơ ta. Nơi đó có người mẹ hiền, người cha tần tảo
ngống trông những đứa con mải miết mưu sinh nơi đất khách quê
người.

Việt Nam, dải đất cong cong hình chữ S nằm ở trung tâm khu vực
Đông Nam Á, là nơi tôi được sinh ra, lớn lên trong vòng tay yêu
thương của ông bà, cha mẹ, là nơi tôi cắp sách tới trường học những
bài học làm người đầu tiên.

Đất nước Việt Nam nhỏ bé, con người Việt Nam chất phác, hiền hoà.
Nhưng tiềm ẩn trong sự hiền hoà, chất phác ấy là một tinh thần anh
hùng bất khuất, khi Tổ Quốc lâm nguy thì dám hi sinh tất cả để giành
lại độc lập, tự do. Lịch sử đã từng chứng kiến biết bao nhiêu máu và
nước mắt của các vị anh hùng dân tộc đổ xuống vì 2 tiếng “Tự do”.
Biết bao nhiêu kẻ thù lớn mạnh, hùng bạo đã phải khiếp sợ trước
những con người nhỏ bé về tầm vóc nhưng vô cùng gan dạ, anh dũng
của dải đất này.

Đây chính là động lực để một người con xa xứ như tôi tìm về với lịch
sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc Việt
Nam. Chương trÏnh “Hành Trình Xuyên Việt" sẽ đưa quý vị đến với
những danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa của ba miền Bắc, Trung,
Nam. Và mong rằng, chương Trình này sẽ mang lại cho quý vị một
chút hơi ấm của quê hương xứ sở, luôn tự hào với dòng máu Việt
đang tuôn chảy trong tim.

"Hành Trình Xuyên Việt" sẽ được chiếu trên đài truyền hình SBTN
(kênh 2072 DirecTV) hàng tuần.

Thứ Năm vào 10:30 AM sáng (giờ Cali)
Thứ Năm vào 9:00PM tối (giờ Cali)
Thứ Bảy vào 2:30 PM chiều (giờ Cali)

Chân thành cám ơn

Friday 17 July 2009

Mùa len trâu

Đạo diễn: Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Mùa len trâu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mùa len trâu

Thông tin sản xuất
Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Sản xuất Jean Bréhat
Kịch bản Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Diễn viên Lê Thế Lữ
Nguyễn Thị Kiều Trinh
Nguyễn Hữu Thành
Kra Zan Sram
Kinh phí 1.000.000 đô la
Thông tin phát hành
Thời lượng 102 phút
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Phát hành Global Film Initiative
Công chiếu 14 tháng 8 2004
(LHP Toronto)
Trang web : IMDb

Mùa len trâu là bộ phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh được khởi quay tháng 9 năm 2003. Mùa len trâu có kinh phí khoảng hơn 1 triệu USD, với sự tham gia của ba hãng: Hãng phim Giải phóng Việt Nam, 3B Productions Pháp và Novak Prod Bỉ. Bộ phim được trình chiếu ở Pháp với tên Gardien de buffles và ở Mỹ với tên Buffalo boy.

Chuyện phim dựa trên tác phẩm Mùa len trâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Mỗi khi mùa mưa về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề "len trâu", đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ.


[sửa] Giải thưởng
Mùa len trâu đã tham dự gần mười liên hoan phim khu vực và quốc tế và đã dành được những giải thưởng đáng kể:

Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ
Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ
Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp
Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil

[sửa] Xung quanh bộ phim

Kìm cùng hai con trâu
Kìm và cha
Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vốn là một tiến sĩ vật lý và đây là bộ phim đầu tay của ông:

"...Tôi thường tìm cách trốn thoát cái chết chóc, đau khổ của chiến tranh bên ngoài bằng cách ráng đi vô coi phim. Vì ba tôi là quản lý rạp phim nên những người gác cửa rạp họ biết và để tôi vào xem không có gì khó khăn lắm. Xem phim, ngoài việc là phương tiện để tôi trốn thoát cái đau khổ của cuộc chiến tranh bên ngoài kia, nó còn là cửa sổ để tôi nhìn ra thế giới bên ngoài. tôi xem phim Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Pháp... Trong cái nhìn của một đứa trẻ tám, chín tuổi thì ấn tượng đó rất là sâu đậm. Nhưng không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Âu châu, ngay cả ở Mỹ cũng vậy, sống bằng nghề làm phim không là chuyện vô cùng khó khăn nên tôi đành tạm gác cái đam mê của mình lại.

Tôi chợt nghĩ, một là mình làm phim bây giờ, hai là mình chắc phải lãng quên giấc mơ này. Và tôi phải quyết định, không hẳn là bỏ hẳn ngành vật lý của mình, nhưng tôi phải giảm bớt vai trò của công việc vật lý để bắt đầu đi học làm phim và làm các phim ngắn. Rồi tôi bắt đầu viết kịch bản phim Mùa len trâu. Kịch bản viết rất là nhanh, tôi nhớ rằng tôi viết trong vòng khoảng 30 ngày. Tôi rất vui là kể từ khi viết kịch bản, bắt tay vào làm phim thì hầu như không có nhiều thay đổi."

Nhà văn Sơn Nam:

""Len" trong tiếng Khmer có nghĩa là đi tự do, "len trâu" có nghĩa là cho trâu đi tự do. Ở đây nước lụt, nước lụt từ 1m đến 4m. Người ta ở nơi lụt, người ta không có chỗ ở là phải, và trâu cũng không có chỗ ở. Cho nên nó phải đi đến những vùng đất cao để có cỏ cho nó ăn. Ở nhà tối nó ngủ không được, ngủ với nước sao mà ngủ được, và trưa thì làm sao cho nó ăn, cỏ đâu ra mà cho nó ăn. Người nuôi trâu, chủ nhà có trâu, phải đưa trâu đến vùng đất cao. Làm sao người làm ruộng nuôi trâu? Muốn nuôi trâu thì phải lùa trâu đi. Ngày thường trời nắng, nuôi trâu trong chuồng. Đến ngày trời mưa thì phải lùa trâu đi. Vì vậy cho nên phải đem trâu đi chỗ khác. Đưa trâu đến vùng bảy Núi. Nhưng nó xa nhà mình đến 30 – 40 km, xa quá sao mà đưa đi. Vì vậy, mình phải đưa nó đi lòng vòng, ăn hết cỏ chỗ này, nước lên, thì đưa trâu sang chỗ khác. Có khi đến ba bốn tháng mới đưa trâu về. Trâu dẫn đi phải có người giữ. Trâu không dẫn đi thì phải mướn người ta giữ. Người nghèo mướn ai bây giờ? Vậy thì để con cái đi giữ nó. Ngày trước trẻ con đi theo con trâu, áo quần không có, mùng mền không có, gạo cơm thiếu, đó là cả một chuyện khó khăn. Vì vậy đối với chúng tôi dân miệt dưới, tôi là dân miệt dưới, đó là một bài học cho thanh niên trở thành người lớn. Nhưng mà trẻ con ở đó không có được đi học. Học với ai. Thằng dốt học với thằng dốt, thằng du côn học với thằng du côn. Tôi rất hãnh diện, vì tác phẩm tôi viết đã gần 50 năm rồi, nhiều anh em tính làm phim, nhưng nghĩ làm hông nổi. Thời buổi này đâu còn trâu, máy cày hết rồi, thành ra tôi để đó coi, chờ xem. May mà có anh Nguyễn Võ Nghiêm Minh, ổng làm sao mà ổng có tiền ổng mướn trâu, thiên hạ sợ quá. Chứ làm sao thằng cha này có tiền mướn ba bốn trăm con trâu để đóng phim, dân làm phim Sài Gòn ngán Nguyễn Võ Nghiêm Minh, tưởng cha này là tỷ phú Việt kiều Mỹ hay gì đó.

Tôi hãnh diện, được thấy cái phim này, đối với đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã trả được một món nợ tinh thần. Tôi là một đứa con có hiếu với dân ở dưới. Tôi hy vọng các anh có phương tiện, phải làm sao chiếu ở dưới cho nhiều, và băng video in ra bán rẻ cho dân ở dưới coi. Họ sẽ rất hài lòng, họ thấy việc hợp tác giữa Việt, Pháp và Bỉ có kết quả rất lớn."

Thursday 16 July 2009

Thanh niên là phải biết hành động

“Nếu tôi có một chiếc xe đạp cũ, cho thuê, tôi cũng có tiền. Nếu tôi có một chiếc chiếu rách, đem ra Mỹ Đình cho thuê, tôi cũng có tiền. Thú thật, tôi nhìn đâu cũng thấy tiền và các bạn có đến n cách kiếm tiền mà chẳng bao giờ phải nói nhà em nghèo”…

Chưa đến 30 tuổi, anh nhận bằng Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh từ ĐH Califonia (Mỹ). Từng làm xúc tiến thương mại cho Liên minh EU, làm Giám đốc Marketing Microsoft VN.


Đó là những nét phác họa về chân dung TS.Hoàng Anh Tuấn, chuyên viên kinh tế, Chủ tịch chi hội Marketing Hà Nội, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Thủ đô.



TS.Hoàng Anh Tuấn. (Ảnh: Việt Hưng)



Biến tủ lạnh thành máy in tiền?



Bố mẹ đều là viên chức Nhà nước, ông nội là nhà buôn, đó là xuất thân của Hoàng Anh Tuấn. Học chuyên toán từ nhỏ nhưng luôn lọt vào nhóm “đội sổ” vì ham chơi.



Một lần, bố mẹ khích: “Học đi, được điểm cao bố mẹ cho đi ăn phở”. Thế là cậu nhóc “tham ăn” tập trung học, một ngày cậu đem về 3 điểm 10 đỏ chót. Nhưng khi ăn phở, cậu không hiểu sao bố mẹ lại đứng ngoài.



“Mãi tôi mới hiểu ra là vì bố mẹ không có tiền. Lúc đó tôi vừa ăn vừa chảy nước mắt tự nhiên thấy cổ mình đắng ngắt! Đó là năm tôi học lớp 3” - Hoàng Anh Tuấn nhớ lại.



Trước đó, mấy lần mẹ Tuấn bảo cậu đem đá ở tủ lạnh bán cho cô hàng nước trước cổng trường lấy tiền ăn phở. Được vài lần, thấy hàng xóm nhìn, cậu cảm thấy xấu hổ nên không đi nữa.



Nhưng nghĩ tới cảnh bố mẹ phải đứng ngoài không được vào ăn phở, Tuấn bảo: “Kệ người ta nhìn, phải có tiền đã. Không thể để bố mẹ nghèo mãi mãi thế được”.



Cứ thế, có ngày, tiền bán đá của Tuấn cũng đủ cho cả nhà ăn phở nhưng cậu không ăn mà tiết kiệm. Đến khi học lớp 10 Tuấn đã có đủ tiền mua chiếc xe máy DD đỏ.



Anh nói: “Sinh viên nước ngoài còn đi rửa bát ở các nhà hàng, rửa toilet ở Mc.Donald, tại sao chúng ta lại thấy ngượng, thấy xấu hổ khi đi mua nước gạo cho lợn hoặc đi bán hàng hay bán đá? Đó là những công việc có thể giúp bạn kiếm tiền.



Nếu tôi có một chiếc xe đạp cũ, cho người ta thuê, tôi cũng có tiền. Nếu tôi có một chiếc chiếu rách, đem ra Mỹ Đình cho thuê, tôi cũng có tiền. Nếu tôi có một cái bơm, đi bơm xe và tôi cũng có tiền.



Thú thật, tôi nhìn đâu cũng thấy tiền và các bạn có đến n cách kiếm tiền mà chẳng bao giờ phải nói nhà em nghèo, nhà em không có tiền, em phải đi học không có thời gian…


Quan trọng là cách tư duy. Bạn cần biết đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao? Cái gì? Và làm gì? Và làm đi, đừng ngại, đừng ngồi nghĩ ra những lý do bạn không làm được. Cái gì cũng có thể biến thành máy in tiền cho bạn hết, chỉ cần bạn làm”.


TS Hoàng Anh Tuấn cho rằng: Trẻ là phải hành động. (Ảnh: Việt Hưng)


Từ thợ lò bánh mỳ đến Giám đốc marketing Microsoft Việt Nam



16 tuổi, Hoàng Anh Tuấn bước chân vào đại học. 19 tuổi, nhận bằng cử nhân Vật lý của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đồng thời, nhận bằng trọng tài quốc tế trẻ tuổi nhất môn Wushu.



20 tuổi, thi được học bổng bán phần của ĐH Sydney (Úc). Anh kể: “Tôi từng làm việc tới chảy máu mũi ở trong lò bánh mỳ của Úc, từng lang thang 11-12h đêm trên đường phố Sydney, đơn độc và đói khát”.



Thời là sinh viên ở Úc, anh xin làm thêm ca tối từ 10h đêm đến 4h sáng tại một lò bánh mỳ. Sau hơn 1 tháng, anh được vượt cấp lên làm thợ cả, điều phối và quản lý toàn bộ dây chuyền sản xuất bánh mỳ ở đây.



Sau khi nắm được cách quản lý và làm việc ở một xưởng sản xuất nhỏ trên đất Úc, anh đi làm part-time cho một công ty du lịch với chân chạy giấy tờ, visa, thuế, bảo hiểm, khách sạn cho các đoàn khách để thỏa chí tìm tòi, học hỏi.



Tại đây, anh giành được học bổng thạc sĩ cho chuyên ngành Quản trị Kinh doanh của Tập đoàn đa quốc gia Ahlers Corparation. Nhưng điều kiện đính kèm học bổng là anh phải giúp Tập đoàn Ahlers nghiên cứu, đưa ra một con đường lý tưởng nối Tây Âu và Đông Dương. Sau đề án của anh, Ahlers đã mở văn phòng ở Singapore và Việt Nam.



Sau khi học xong bằng Quản trị Kinh doanh ở Úc cũng là lúc Đại sứ quán Úc ở Việt Nam đăng ký tuyển vị trí cán bộ dự án. Anh nộp hồ sơ, qua nhiều vòng phỏng vấn nhưng anh vẫn trượt.



Anh viết thư để lại cho Đại sứ quán Úc và nói rằng: “Tôi thực sự rất thích vị trí này”. Khoảng 1 tháng sau, Đại sứ quán tiếp tục đăng báo tuyển giáo viên dự án, anh lại làm hồ sơ và lần này anh trúng tuyển.



“Tôi học được tinh thần võ sĩ đạo là đánh nhau có ngã xuống nhưng trong đầu vẫn phải nghĩ mình thắng để có lần tiếp theo. Sau này, khi Liên minh châu Âu cần tuyển người làm việc tại Việt Nam cho dự án xúc tiến thương mại, tôi đã vượt qua 75 ứng cử viên - trong đó có nhiều người nước ngoài - để giành vị trí này”, anh chia sẻ.



Công việc của anh là xây dựng hệ thống dữ liệu thương mại cho thị trường EU, làm thư viện điện tử, cổng thương mại điện tử cho Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham)…



6 năm sau, anh đến với Microsoft. Hơn 10 cuộc phỏng vấn các cấp từ trong nước đến ngoài nước, gặp trực tiếp, gặp qua điện thoại trong vòng 7 tháng. Đón cả những đòn cân não bằng các tin đăng báo tuyển người của Microsoft. Nhưng cuối cùng, anh nhận chức Giám đốc Marketing cho Microsoft tại Việt Nam.



Trước 30 tuổi, anh nhận bằng TS ngành Quản trị Kinh doanh tại ĐH California (Mỹ).



Người đàn ông của hành động



Anh bảo: “Nếu mình cài tư duy của mình là có 1 triệu USD trước 30 tuổi thì dù bạn không đạt được con số đó, bạn cũng gần tới”.



Khi đã kiếm được số tiền như dự tính, anh quyết định rời Microsoft để tự do làm những gì mình muốn và thực hiện giấc mơ của mình. Anh tự gọi mình là “người đàn ông của hành động”.



Khi ở vị trí Chủ tịch Chi hội Marketing Hà Nội, anh còn tham gia giảng dạy các khóa đào tạo doanh nghiệp, các CEO… Anh có riêng một công ty về đào tạo lĩnh vực này mang tên “Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Thủ đô”.



TS Hoàng Anh Tuấn cho rằng: Trẻ là phải hành động. Các bạn chú ý nhiều đến chuyện kiếm công việc làm thêm hơn là cách kiếm tiền và làm giàu.



Anh nói: “Bí quyết của những người giàu là hành động. Thay vì bạn ngồi trong các lớp tại chức để lấy văn bằng 2 một trường nào đó, các bạn hãy chọn cho mình một thần tượng thực trong cuộc sống để nỗ lực phấn đấu.



TS Lý Quý Trung bán phở, Đặng Lê Nguyên Vũ bán cà phê Trung Nguyên… Tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các bạn, thậm chí, bày cách cho các bạn kiếm tiền, chỉ cần các bạn mạnh dạn dám làm”.



Nguyễn Hương

Theo Sinh viên Việt Nam

Wednesday 15 July 2009

Người Mỹ dạy "Cô bé lọ lem" như thế nào?

Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ.

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

HS: Không ạ.

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

HS: Phải biết yêu chính mình ạ.

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

HS: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.

Thời Hàn Băng (nhà báo Trung Quốc)