Cập nhật lúc 08h04" , ngày 29/09/2009 -
(VnMedia) - Vượt qua những vòng loại “gay cấn” để nhận được việc làm, khó khăn của các tân cử nhân vẫn chưa dừng lại ở đó. Nhiều sinh viên mới ra trường cảm thấy khó hòa đồng với môi trường làm việc hoặc không hài lòng với lựa chọn của mình.
>> Tân cử nhân: Gập ghềnh xin việc
>> Tân cử nhân: Thừa chứng chỉ - thiếu kinh nghiệm
Không bắt kịp nhịp độ công việc
Mới rời ghế giảng đường đại học, đa số các tân cử nhân đều chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc và sống trong một môi trường mới. Áp lực công việc đối với những người làm việc cho công ty nước ngoài càng trở nên nặng nề hơn bởi cường độ công việc quá lớn. N.T.Lan (SV ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu và đã xuất sắc vượt qua 3 vòng thi gắt gao để đạt được vị trí nhân viên PR cho công ty truyền thông T&A.
Vượt qua vòng tuyển dụng cam go, vẫn còn nhiều khó khăn chờ đợi các tân cử nhân
Bước chân vào nghề, Lan mới biết PR không phải là công việc màu hồng như cô vẫn nghĩ. Khối lượng công việc lớn, lại chưa quen nên xử lý chậm, cảm giác sợ không hoàn thành công việc tạo áp lực lớn lên cô nhân viên mới. "Mỗi sáng bước ra khỏi nhà từ 8h và chỉ kết thúc công việc vào lúc 9h tối, mình đã thật sự kiệt sức!”
Hoàn toàn tự tin vào khả năng, kiến thức của mình, nhiều bạn sinh viên đã bị “vỡ mộng” khi đối diện với những hiện thực công việc hoàn toàn khác với lý thuyết. Là nhân viên phụ trách truyền thông cho ngân hàng Standard Chartered, N.V. Linh (SV ĐH Hà Nội, chuyên ngành tiếng Anh) đã bị shock khi liên tục bị sếp chê về khả năng tiếng Anh của mình. Linh tâm sự: “Công việc trong ngành ngân hàng yêu cầu một hệ thống kiến thức mới, khó nhất là những từ chuyên môn và ý nghĩa của chúng. Thật sự vất vả đối với những sinh viên mới ra trường như mình khi lao vào môi trường làm việc mới mà áp lực hoàn thành công việc lại quá lớn.”
Khó hòa đồng với môi trường làm việc
Một trong những khó khăn khác nữa của các tân cử nhân là trở thành một thành viên được chấp nhận. Đa số các sinh viên mới đi làm đều canh cánh trong mình nỗi lo “ma mới bắt nạt ma cũ”. Có lẽ cũng chính tâm lý này đã khiến các bạn khó hòa đồng với môi trường xung quanh.
N.T.Giang (nhân viên công ty thiết kế NDecor) đã phải bật khóc vì tình cảnh lùi lũi sau hơn một tháng làm việc. Giang tâm sự: “Ngày nào cũng sáng đi tối về, hầu như không có ai để ý tới sự hiện diện của mình ở công ty. Nhiều lúc thèm lắm một người để hỏi thăm nhưng hầu như mọi người đều tỏ ra không nhiệt tình với người mới”.
Rời trường ĐH, nhiều tân cử nhân đối diện với những cú sốc khi bước vào một môi trường mới
Không chỉ dừng lại ở tình cảnh bị “hắt hủi”, N. Vân (nhân viên ngân hàng Agribank) ngoài chức danh nhân viên phân tích thị trường lại nghiễm nhiên được gán với một chức danh mới “nhân viên tạp vụ”. Đã trở thành qui luật bất thành văn, sáng nào Vân cũng phải tới sớm lau dọn bàn ghế, rửa cốc tách và pha trà cho các nhân viên khác trong phòng. “Một loạt những công việc không tên được quàng lên vai mình và mọi người đều coi đó là chuyện nghiễm nhiên, không cần một lời cảm ơn!” - Vân bức xúc.
Bên cạnh mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với sếp cũng là một trong những lo lắng khá lớn của các bạn sinh viên. Lan (nhân viên công ty truyền thông) ngày nào cũng bức xúc với sếp về phần công việc của mình. Cảm giác như bị sếp cố tình “đì”, Lan đã xin rút lui khỏi công ty sau 1 tháng thử việc. “Mọi công việc, dù nhỏ nhặt như làm biên bản họp cũng bị sếp bắt làm đi làm lại quá nhiều lần. Mình mong một tinh thần hợp tác và chỉ bảo tận tình hơn thế!” - Lan tâm sự.
Với tâm lý “ngựa non háu đá”, một số bạn sinh viên với tấm bằng ưu thường tỏ ra quá tự tin vào bản thân. N.Diệu Ngọc là một trong số những sinh viên tốt giỏi của trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội và may mắn trở thành nhân viên của một tổ chức phi chính phủ. Tới với môi trường làm việc mới Ngọc thường cảm thấy “khó chịu” với cung cách làm việc “không chuyên nghiệp”, cô thường xuyên góp ý trực tiếp với các nhân viên khác – ngay cả những người đã có thâm niên làm việc 4, 5 năm. Kết quả là chính công việc Ngọc đảm nhận bị ùn lại vì không có ai sẵn sàng giúp đỡ “nhân viên ưu tú”.Cũng chỉ sau 3 tháng, Ngọc đã phải tự rút lui khỏi vị trí trong mơ vì “quá bức xúc”.
Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng
Tình trạng các tân cử nhân làm việc trái ngành trái nghề là không hiếm và hầu hết sau một thời gian thử thách với công việc mới các cử nhân đều cảm thấy đã đi lạc hướng. Tốt nghiệp với số điểm cao nhất khoa Biên dịch tiếng Anh – Học viện Báo chí tuyên truyền, V.Linh quyết định không theo nghề biên dịch “khô khan và không có sức sáng tạo” để chuyển sang làm nhân viên quan hệ công chúng. Sau 1 tháng làm việc cho công ty truyền thông TH, Linh quyết định bỏ vì lý do “quá vất vả”. Tiếp đó, Linh lại chuyển sang làm thư kí cho công ty TNHH Minh Hoàng nhưng cũng chỉ được 2 tuần vì “không muốn làm chân sai vặt”. Kết quả sau 3 tháng thử thách, Linh lại muốn quay trở lại nghề biên dịch vì “nhớ kiến thức”.
Nuôi mơ ước kiếm tiền đô, một số tân sinh viên đặt vấn đề “tiền lương” làm tiêu chí hàng đầu khi đi xin việc. Khoa tiếng Hàn Quốc, trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) là một trong những khoa “đắt hàng” trong thời điểm Việt Nam đang mở rộng quan hệ với Hàn Quốc như hiện nay. Đa số sinh viên của ngành này đều được đề nghị mức lương từ 300USD trở lên. N.P.Hoa sau 3 tháng làm tại một công ty phần mềm của Hàn Quốc với mức lương 350USD đã xin nghỉ việc vì lý do mức lương chưa thỏa đáng. Hoa biện minh: “Lớp mình có bạn đi làm sales lương hơn 400USD chưa kể ‘lậu’. Những người khác đi làm phiên dịch cũng thừa sức kiếm 500USD mỗi tháng. Nếu so ra lương mình gần như thấp nhất lớp!”.
Kiến thức học được từ trường đại học chỉ là lý thuyết, khi đối diện với thực tế nhiều tân cử nhân đã không chịu được shock! Nhận biết được trước những khó khăn, nhiều câu lạc bộ sinh viên đã tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp cũng như mời những người trong cuộc về trao đổi với các bạn sinh. Tuy nhiên số lượng những buổi hội thảo như thế này vẫn còn rất ít và chưa được thực hiện ở qui mô lớn nên chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia.
Ngọc Trang
Monday, 28 September 2009
Tuesday, 8 September 2009
Giáo dục Việt Nam - ‘cần tính toán lại’
Quốc Phương
BBCvietnamese.com
Quần chúng là một dãy số không. Nhưng sức mạnh của dãy số ấy được nhân lên bao nhiêu lần, phụ thuộc vào con số đứng trước các con số đó là bao nhiêu,’ đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết dẫn một châm ngôn phương Tây để nói về tầm quan trọng của quản lý.
Giáo sư Thuyết tỏ ra tán thành với chủ đề năm học mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới phát động trong bức thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân gửi 63 tỉnh thành cả nước hôm 01/09, theo đó đây là ‘Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.’
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi này với BBC Việt ngữ hôm 07/9/2009, vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng nhiều thay đổi và phong trào của ngành giáo dục thời gian qua ‘vụn vặt’ và ‘chưa đi vào bản chất.’
Giáo sư Thuyết cũng đặt vấn đề cần tính toán lại việc lâu nay Việt Nam đưa vào giảng dạy bắt buộc ở bậc đại học và cao đẳng các môn học chính trị, tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử đảng cộng sản v.v…
Bình luận về hai trọng tâm ‘quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng’ được nêu trong bức thư nhân dịp khai giảng năm học mới của ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Thuyết nói:
"Nếu người quản lý mà giỏi, sẽ liên kết và tập hợp được sức mạnh của quần chúng và sẽ làm nên được những thành tựu. Tôi hy vọng với đổi mới về quản lý, giáo dục Việt Nam sẽ có những bước tiến mới."
Thế nhưng, ông Thuyết, cũng đặt ra câu hỏi thế nào là đổi mới quản lý: "Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục.
"Nhưng chúng tôi cũng thấy những sửa đổi, bổ sung này chưa căn bản. Cần có những sửa đổi căn bản hơn, hệ thống hơn thì mới thúc đẩy được giáo dục phát triển."
‘Ôm đồm, ứng thí’
Về vấn đề phân công, phân cấp quản lý, mà có thể hiểu rộng thêm là phân quyền, tản quyền, ông Thuyết thẳng thắn cho rằng Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam vẫn ôm đồm quá nhiều :
"Bộ thu vào mình quá nhiều công việc và bây giờ cần trả lại những quyền nhất định cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, các địa phương và Bộ chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước thôi."
Đại biểu này cũng lưu ý về năng lực đội ngũ quản lý ở các trường, sở địa phương : "Những người quản lý cụ thể ở đây cũng cần phải được bồi dưỡng năng lực để có thể đảm trách nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất."
Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục. Nhưng chúng tôi cũng thấy những sửa đổi, bổ sung này chưa căn bản. Cần có những sửa đổi căn bản hơn, hệ thống hơn thì mới thúc đẩy được giáo dục phát triển.
GS Nguyễn Minh Thuyết
Trước câu hỏi về tình trạng không nhất quán ở trong nước khi đánh giá mô hình giáo dục Việt Nam hiện đang gặp khủng hoảng hay là không, ông Thuyết cho hay :
"Tôi cho rằng đánh giá về giáo dục Việt Nam hiện nay có một số các xu hướng. Trong đó có xu hướng phủ nhận hoàn toàn, cũng có xu hướng có ý đề cao, bênh vực. Tôi không cực đoan, không thiên về một hướng nào mà cho rằng nên đánh giá một cách công bằng."
Giáo dục Việt Nam trong mấy chục năm qua, theo ông Thuyết, đã đào tạo được một thế hệ người có đủ năng lực ‘thực hiện đường lối đổi mới’, ‘góp phần đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc’ và ‘tình trạng kém phát triển’.
Tuy nhiên, vẫn theo ông, so với yêu cầu thực tế đang đặt ra, và một số nước xung quanh, Việt Nam còn cần phải ‘hết sức cố gắng thì mới theo kịp’.
"Đúng là giáo dục phải có những đổi mới mạnh mẽ, căn bản, từ hệ thống cho tới tính chất của nền giáo dục. Vì nền giáo dục Việt Nam từ trước tới nay vẫn mang tính chất ứng thí nhiều," ông Thuyết giải thích.
"Tức là để đối phó với các kỳ thi, để lấy bằng cấp, chứ chưa gắn bó chặt chẽ với thực tế, với thị trường lao động và chưa trở thành một bộ phận hữu cơ của thị trường này"
"Các thay đổi trong ngành giáo dục, những phong trào của ngành giáo dục đúng là vẫn còn có tính chất vụn vặt, chưa đi vào bản chất những việc cần giải quyết.
"Tác động của nó ở đâu đó, ở một vài bộ phận nào đó thì có, nhưng một cách tổng thể, để tạo ra một sức mạnh mới, thì chưa có," Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhận xét.
‘Cần tính toán lại’
Về câu hỏi bao giờ các đại học, cao đẳng có thể bỏ hẳn việc dạy phổ cập các môn học chính trị, lý luận Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản khoa học, lịch sử đảng cộng sản v.v…, như ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước, đại biểu Thuyết cho hay:
"Chúng ta cần tính toán lại các môn chung trong nhà trường, ngoài các môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử đảng cộng sản…, còn có các môn khác như giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, chiếm một thời lượng tương đối lớn.
"Cần tính các môn này cần cho các khối ngành nào. Vì có những khối, ngành gắn bó chặt chẽ với các môn đó. Còn có những khối ngành khác thì xa hơn, nên phải tính lại cho hợp lý."
GS Nguyễn Minh Thuyết còn là đại biểu Quốc hội
GS Thuyết, người từng làm Phó Hiệu trưởng ở một đại học xã hội, nhân văn trong nước, cho rằng cần đặt các ‘môn học’ chính trị, tư tưởng này trong một hệ thống những môn có tầm khái quát cao hơn như lịch sử triết học, lịch sử Việt Nam, lịch sử tư tưởng để có lôgíc hơn.
"Trong quá trình học tập, nếu quan tâm, có nguyện vọng, các sinh viên có thể được hướng dẫn hoặc tự nghiên cứu sâu hơn phần này, hoặc phần khác," ông nói thêm.
Ông cũng lưu ý việc cần so sánh với chuẩn quốc tế : "Sinh viên ta ra nước ngoài khó được công nhận bằng cấp và có thể bị đòi hỏi học bù lại thời lượng đã học các môn chung đó.
"Mặt khác, các sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, không học các môn đó, mà Việt Nam phải công nhận là người có trình độ đại học và cũng sắp xếp công việc như những người đã học các môn đó với thời lượng rất nhiều, e rằng, có sự mất công bằng."
Ông đề xuất chỉ nên để những người tốt nghiệp muốn trở thành công chức nhà nước, bồi dưỡng, tăng cường thêm các môn lý luận, chính trị này ở các trường công chức.
Còn những người khác làm việc ở các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, các khu vực dân doanh v.v… không nhất thiết phải học sâu.
‘Khoảng trời sáng tạo’
Với thâm niên trên dưới bốn chục năm trong ngành giáo dục, khi được hỏi điều gì làm ông chưa hài lòng, GS Thuyết cho hay, trước hết, giáo dục Việt Nam chưa gắn kết với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, với xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.
"Gắn bó chặt chẽ và phục vụ cho các bộ phận khác trong xã hội, thì giáo dục mới tuân theo quy luật phát triển tự nhiên và có một kết quả tốt đẹp hơn.
"Còn nếu tiếp tục đi theo con đường hàn lâm, tách rời thị trường lao động, tách rời các vấn đề vừa đề cập, thì rõ ràng giáo dục khó thoả mãn được yêu cầu của xã hội."
Ông Thuyết lấy ví dụ việc phân ban đại học cho tới nay là chỉ phục vụ kỳ thi đại học, cao đẳng mà không gắn bó với thị trường lao động, không như ở một số nước mà ông từng tham quan, khảo sát như Pháp hay Đức.
Giáo sư Thuyết còn xác định vấn đề đối với giáo viên: "Ông thầy ở Việt Nam có những thế hệ được đào tạo rất cũ và không theo kịp cái mới. Đặc biệt, phương pháp dạy học rất cổ.
"Thêm nữa, ông thầy này lại bị ảnh hưởng của xã hội mà một phần mang tính gia trưởng. Khi sự gia trưởng này vào nhà trường, người học trở có thể trở nên rụt rè và thiếu sức sáng tạo."
Thế nhưng, vẫn theo ông Thuyết, người từng chủ biên nhiều công trình giáo khoa ở bậc phổ thông môn tiếng Việt, thì chính người thầy ở Việt Nam ‘cũng không được tự do’ :
"Đây không nói tới vấn đề hệ thống chính trị, mà về quản lý chuyên môn, bộ hay sở quản quá chặt, quản tới từng giờ, theo đó, người thầy phải dạy cái gì và phải theo sách.
"Vì nếu đi dự giờ, mà thấy giáo viên không theo đúng hướng dẫn của sách giáo viên, người ta đã có thể hạ điểm chấm thi giáo viên. Điều đó làm cho giáo viên không thể sáng tạo.
"Cần phải để cho giáo viên một khoảng trời sáng tạo, phù hợp với lớp học, học sinh, thì người ta dạy học mới tốt," đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói.
BBCvietnamese.com
Quần chúng là một dãy số không. Nhưng sức mạnh của dãy số ấy được nhân lên bao nhiêu lần, phụ thuộc vào con số đứng trước các con số đó là bao nhiêu,’ đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết dẫn một châm ngôn phương Tây để nói về tầm quan trọng của quản lý.
Giáo sư Thuyết tỏ ra tán thành với chủ đề năm học mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới phát động trong bức thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân gửi 63 tỉnh thành cả nước hôm 01/09, theo đó đây là ‘Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.’
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi này với BBC Việt ngữ hôm 07/9/2009, vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng nhiều thay đổi và phong trào của ngành giáo dục thời gian qua ‘vụn vặt’ và ‘chưa đi vào bản chất.’
Giáo sư Thuyết cũng đặt vấn đề cần tính toán lại việc lâu nay Việt Nam đưa vào giảng dạy bắt buộc ở bậc đại học và cao đẳng các môn học chính trị, tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử đảng cộng sản v.v…
Bình luận về hai trọng tâm ‘quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng’ được nêu trong bức thư nhân dịp khai giảng năm học mới của ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Thuyết nói:
"Nếu người quản lý mà giỏi, sẽ liên kết và tập hợp được sức mạnh của quần chúng và sẽ làm nên được những thành tựu. Tôi hy vọng với đổi mới về quản lý, giáo dục Việt Nam sẽ có những bước tiến mới."
Thế nhưng, ông Thuyết, cũng đặt ra câu hỏi thế nào là đổi mới quản lý: "Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục.
"Nhưng chúng tôi cũng thấy những sửa đổi, bổ sung này chưa căn bản. Cần có những sửa đổi căn bản hơn, hệ thống hơn thì mới thúc đẩy được giáo dục phát triển."
‘Ôm đồm, ứng thí’
Về vấn đề phân công, phân cấp quản lý, mà có thể hiểu rộng thêm là phân quyền, tản quyền, ông Thuyết thẳng thắn cho rằng Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam vẫn ôm đồm quá nhiều :
"Bộ thu vào mình quá nhiều công việc và bây giờ cần trả lại những quyền nhất định cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, các địa phương và Bộ chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước thôi."
Đại biểu này cũng lưu ý về năng lực đội ngũ quản lý ở các trường, sở địa phương : "Những người quản lý cụ thể ở đây cũng cần phải được bồi dưỡng năng lực để có thể đảm trách nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất."
Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục. Nhưng chúng tôi cũng thấy những sửa đổi, bổ sung này chưa căn bản. Cần có những sửa đổi căn bản hơn, hệ thống hơn thì mới thúc đẩy được giáo dục phát triển.
GS Nguyễn Minh Thuyết
Trước câu hỏi về tình trạng không nhất quán ở trong nước khi đánh giá mô hình giáo dục Việt Nam hiện đang gặp khủng hoảng hay là không, ông Thuyết cho hay :
"Tôi cho rằng đánh giá về giáo dục Việt Nam hiện nay có một số các xu hướng. Trong đó có xu hướng phủ nhận hoàn toàn, cũng có xu hướng có ý đề cao, bênh vực. Tôi không cực đoan, không thiên về một hướng nào mà cho rằng nên đánh giá một cách công bằng."
Giáo dục Việt Nam trong mấy chục năm qua, theo ông Thuyết, đã đào tạo được một thế hệ người có đủ năng lực ‘thực hiện đường lối đổi mới’, ‘góp phần đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc’ và ‘tình trạng kém phát triển’.
Tuy nhiên, vẫn theo ông, so với yêu cầu thực tế đang đặt ra, và một số nước xung quanh, Việt Nam còn cần phải ‘hết sức cố gắng thì mới theo kịp’.
"Đúng là giáo dục phải có những đổi mới mạnh mẽ, căn bản, từ hệ thống cho tới tính chất của nền giáo dục. Vì nền giáo dục Việt Nam từ trước tới nay vẫn mang tính chất ứng thí nhiều," ông Thuyết giải thích.
"Tức là để đối phó với các kỳ thi, để lấy bằng cấp, chứ chưa gắn bó chặt chẽ với thực tế, với thị trường lao động và chưa trở thành một bộ phận hữu cơ của thị trường này"
"Các thay đổi trong ngành giáo dục, những phong trào của ngành giáo dục đúng là vẫn còn có tính chất vụn vặt, chưa đi vào bản chất những việc cần giải quyết.
"Tác động của nó ở đâu đó, ở một vài bộ phận nào đó thì có, nhưng một cách tổng thể, để tạo ra một sức mạnh mới, thì chưa có," Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhận xét.
‘Cần tính toán lại’
Về câu hỏi bao giờ các đại học, cao đẳng có thể bỏ hẳn việc dạy phổ cập các môn học chính trị, lý luận Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản khoa học, lịch sử đảng cộng sản v.v…, như ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước, đại biểu Thuyết cho hay:
"Chúng ta cần tính toán lại các môn chung trong nhà trường, ngoài các môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử đảng cộng sản…, còn có các môn khác như giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, chiếm một thời lượng tương đối lớn.
"Cần tính các môn này cần cho các khối ngành nào. Vì có những khối, ngành gắn bó chặt chẽ với các môn đó. Còn có những khối ngành khác thì xa hơn, nên phải tính lại cho hợp lý."
GS Nguyễn Minh Thuyết còn là đại biểu Quốc hội
GS Thuyết, người từng làm Phó Hiệu trưởng ở một đại học xã hội, nhân văn trong nước, cho rằng cần đặt các ‘môn học’ chính trị, tư tưởng này trong một hệ thống những môn có tầm khái quát cao hơn như lịch sử triết học, lịch sử Việt Nam, lịch sử tư tưởng để có lôgíc hơn.
"Trong quá trình học tập, nếu quan tâm, có nguyện vọng, các sinh viên có thể được hướng dẫn hoặc tự nghiên cứu sâu hơn phần này, hoặc phần khác," ông nói thêm.
Ông cũng lưu ý việc cần so sánh với chuẩn quốc tế : "Sinh viên ta ra nước ngoài khó được công nhận bằng cấp và có thể bị đòi hỏi học bù lại thời lượng đã học các môn chung đó.
"Mặt khác, các sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, không học các môn đó, mà Việt Nam phải công nhận là người có trình độ đại học và cũng sắp xếp công việc như những người đã học các môn đó với thời lượng rất nhiều, e rằng, có sự mất công bằng."
Ông đề xuất chỉ nên để những người tốt nghiệp muốn trở thành công chức nhà nước, bồi dưỡng, tăng cường thêm các môn lý luận, chính trị này ở các trường công chức.
Còn những người khác làm việc ở các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, các khu vực dân doanh v.v… không nhất thiết phải học sâu.
‘Khoảng trời sáng tạo’
Với thâm niên trên dưới bốn chục năm trong ngành giáo dục, khi được hỏi điều gì làm ông chưa hài lòng, GS Thuyết cho hay, trước hết, giáo dục Việt Nam chưa gắn kết với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, với xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.
"Gắn bó chặt chẽ và phục vụ cho các bộ phận khác trong xã hội, thì giáo dục mới tuân theo quy luật phát triển tự nhiên và có một kết quả tốt đẹp hơn.
"Còn nếu tiếp tục đi theo con đường hàn lâm, tách rời thị trường lao động, tách rời các vấn đề vừa đề cập, thì rõ ràng giáo dục khó thoả mãn được yêu cầu của xã hội."
Ông Thuyết lấy ví dụ việc phân ban đại học cho tới nay là chỉ phục vụ kỳ thi đại học, cao đẳng mà không gắn bó với thị trường lao động, không như ở một số nước mà ông từng tham quan, khảo sát như Pháp hay Đức.
Giáo sư Thuyết còn xác định vấn đề đối với giáo viên: "Ông thầy ở Việt Nam có những thế hệ được đào tạo rất cũ và không theo kịp cái mới. Đặc biệt, phương pháp dạy học rất cổ.
"Thêm nữa, ông thầy này lại bị ảnh hưởng của xã hội mà một phần mang tính gia trưởng. Khi sự gia trưởng này vào nhà trường, người học trở có thể trở nên rụt rè và thiếu sức sáng tạo."
Thế nhưng, vẫn theo ông Thuyết, người từng chủ biên nhiều công trình giáo khoa ở bậc phổ thông môn tiếng Việt, thì chính người thầy ở Việt Nam ‘cũng không được tự do’ :
"Đây không nói tới vấn đề hệ thống chính trị, mà về quản lý chuyên môn, bộ hay sở quản quá chặt, quản tới từng giờ, theo đó, người thầy phải dạy cái gì và phải theo sách.
"Vì nếu đi dự giờ, mà thấy giáo viên không theo đúng hướng dẫn của sách giáo viên, người ta đã có thể hạ điểm chấm thi giáo viên. Điều đó làm cho giáo viên không thể sáng tạo.
"Cần phải để cho giáo viên một khoảng trời sáng tạo, phù hợp với lớp học, học sinh, thì người ta dạy học mới tốt," đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói.
Tuesday, 1 September 2009
Lớp trưởng...kiểu Đức
Theo Vietnamnet.
============================
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước?
Ảnh: Bảo Anh.
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hạnh đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
*
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này , ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan”, đứa là “lính" ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.
*
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “Lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay:
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm – Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
- Tự con đánh gía về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO". Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
*
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!
(Viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010)
Trần Đình Ngân (Đức)
============================
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước?
Ảnh: Bảo Anh.
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hạnh đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
*
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này , ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan”, đứa là “lính" ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.
*
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “Lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay:
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm – Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
- Tự con đánh gía về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO". Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
*
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!
(Viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010)
Trần Đình Ngân (Đức)
Subscribe to:
Posts (Atom)