Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Bài đã được xuất bản.: 03/12/2009 06:00 GMT+7
In Email Thảo luận
TIN LIÊN QUAN
80% giáo sư Việt chưa xứng tầm quốc tế
TRONG MỤC NÀY
80% giáo sư Việt chưa xứng tầm quốc tế
Không sợ chỉ trích
Nhân câu chuyện vaccine ở Hungary
(Đọc thêm...)
Ở nước ta, tiêu chuẩn NCKH chưa được xem xét là quan trọng khi xét phong GS/PGS.
Hiện nay, chúng ta có hơn 8.000 GS/PGS. Nếu theo tiêu chuẩn nước ngoài (mỗi GS/PGS phải công bố ít nhất 1 bài báo khoa học) thì chúng ta phải có hơn 8.000 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Nhưng trong thực tế, số ấn phẩm khoa học xuất phát từ Việt Nam trên các tập san khoa học quốc tế hiện nay là khoảng 1.000 bài! Con số này chỉ bằng 1/3 Thái Lan và 1/6 Singapore.
Bất bình thường...
Trong bài trước, tôi có nhận xét rằng Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) hình như chưa quan tâm đúng mức đến các tiêu chuẩn về NCKH khi xét phong hay đề bạt chức danh GS/PGS, và điều này là một điều bất bình thường. Bất bình thường vì hầu như khắp nơi trên thế giới, các ĐH đều dựa vào thành tựu NCKH và thành tích giảng dạy làm 2 tiêu chuẩn chính để đề bạt chức danh khoa bảng. Thành tựu NCKH được phản ảnh qua số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học mà ứng viên đã công bố trên các tập san quốc tế (gọi tắt là "công bố quốc tế").
Có không ít trường hợp, ứng viên được phong hàm
GS/PGS chỉ có công bố ở dạng (b)
Về công bố quốc tế, cần phải nhấn mạnh sự khác biệt giữa (a) các bài báo đăng trong các hội nghị (gọi là conference proceedings hay tương tự), và (b) những bài báo công bố trên các tập san khoa học có bình duyệt nghiêm chỉnh (còn gọi là peer-reviewed journal). Khi nói đến "công bố quốc tế", người ta chỉ nói đến những bài báo ở dạng (b). Cũng có ngành khoa học xem những bài báo ở dạng (a) là "công bố quốc tế" nhưng phải là các hội nghị lớn có uy tín, có bình duyệt hẳn hoi, và được cộng đồng của ngành đó công nhận. Trong ngành y, tất cả các bài báo trong các hội nghị -- dù lớn hay nhỏ -- đều không bao giờ được xem là "công bố quốc tế".
Nhưng có dấu hiệu cho thấy ở Việt Nam, không ít trường hợp mà ứng viên được phong hàm GS/PGS chỉ có công bố ở dạng (a) và chưa bao giờ công bố một bài báo khoa học nào trên các tập san quốc tế. Theo tôi, chỉ dựa vào những bài báo trong các hội nghị, dù là hội nghị quốc tế mà không có bình duyệt, để làm cơ sở cho việc phong hàm khoa bảng là một điều bất bình thường.
Vậy câu hỏi đặt ra là ở các nước Âu Mỹ người ta làm như thế nào? Ở các nước như Mỹ hay Úc, muốn đề bạt vào các chức vụ khoa bảng như GS/PGS, ứng viên phải hội đủ một số điều kiện và tiêu chuẩn. Những điều kiện và tiêu chuẩn này thường không cố định hay cụ thể, mà còn tùy thuộc vào từng địa phương, đẳng cấp của trường ĐH, và bộ môn khoa học. Chẳng hạn như mặc dù điều kiện đầu tiên là ứng viên phải có văn bằng tiến sĩ, nhưng trong các bộ môn như luật khoa, kinh tế hay y khoa, có khi ứng viên chỉ có bằng thạc sĩ (thậm chí cử nhân) cũng có thể xin đề bạt vào các chức vụ GS/PGS.
Điều kiện thứ hai là thời gian. Thông thường, ứng viên thường phải trải qua ít nhất hai năm nghiên cứu sau khi xong học vị tiến sĩ để có thể xin đề bạt lên chức vụ giảng sư (hay "assistant professor"). Thời gian cần thiết để một assistant professor được đề bạt lên PGS thường là ít nhất 3 năm và cao nhất là 6 năm. Từ PGS lên GS, thời gian cần thiết ít nhất là 5 năm. Những con số trên đây chỉ là những qui định rất chung, bởi vì trong thực tế, nó còn tùy thuộc vào từng cá nhân ứng viên và nhu cầu của bộ môn khoa học....
Và bình thường
Chức danh GS như đề cập trong bài trước dành cho những người làm công việc giảng dạy ĐH và NCKH. Do đó, các ĐH có chính sách công nhận cống hiến của nhiều thành phần khác nhau, và họ đề ra 3 ngạch để đề bạt chức danh GS: Ngạch nghiên cứu (research track), ngạch giảng dạy (teaching track), và ngạch hỗn hợp giữa nghiên cứu và giảng dạy.
Việc phân ngạch rất quan trọng, vì liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn đề bạt. Chẳng hạn như những người xin đề bạt qua ngạch giảng dạy thì tiêu chuẩn về NCKH sẽ khác (thấp hơn) với tiêu chuẩn dành cho những người chuyên làm NCKH và ít giảng dạy.
Về tiêu chuẩn "cụ thể", đề bạt GS/PGS và giảng sư, các ĐH thường dựa vào 4 tiêu chuẩn chính: Thành tích hoạt động khoa học, giảng dạy và quản lí bộ môn, khả năng thu hút tài trợ cho nghiên cứu, và hoạt động cộng đồng.
Thành tích hoạt động khoa học được đánh giá bằng các tiêu chí như số lượng và chất lượng bài báo khoa học đã công bố trên các tập san khoa học quốc tế, số lượng bằng phát minh (patents of invention), uy danh và sự công nhận của giới chuyên môn trong ngành. Thông thường, những con số được "hiểu ngầm" là assistant professor phải có từ 5 bài báo trở lên, PGS ít nhất là 20, và GS thì ít nhất là 50.
Chất lượng bài báo thường được đánh giá bằng hệ số ảnh hưởng (impact factor) của tập san mà bài báo khoa học được công bố. Cho nên một cách đánh giá chất lượng khác là tính số lần các nhà khoa học khác trích dẫn bài báo (citations). Số lần trích dẫn nhiều cũng có nghĩa là công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong chuyên ngành. Nếu ứng viên công bố toàn những bài báo mà không ai trích dẫn thì giá trị của chúng cũng chẳng cao hơn con số 0 (vô dụng) bao nhiêu !
Chỉ số H (H index), vốn hiện được sử dụng để đánh giá thành tựu NCKH của một cá nhân. Chỉ số H còn được sử dụng rộng rãi trong việc xét đề bạt và cung cấp tài trợ cho NCKH. Theo các chuyên gia, một PGS phải có chỉ số H khoảng 12, và một GS nên có chỉ số H từ 18 trở lên.
Khả năng lãnh đạo ngành cũng quan trọng. Một GS phải là một nhà lãnh đạo khoa học về một lĩnh vực hẹp nào đó được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận.
Tiêu chuẩn về giảng dạy thì khó đánh giá hơn, bởi vì người đánh giá chính là sinh viên, và rất ít khi các trường ĐH tổ chức những cuộc bình bầu thầy cô qua hỏi ý kiến sinh viên một cách có hệ thống! Nhưng cũng có thể đánh giá qua việc ứng viên khuyến khích sinh viên đào sâu suy nghĩ, hay đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển khóa học trong phạm vi trường ĐH hay quốc gia.
Tiêu chuẩn giảng dạy còn liên quan đến thành tựu đào tạo nghiên cứu sinh cấp thạc sĩ và tiến sĩ. Nhưng không chỉ đơn thuần là con số, mà cần phải trình bày dữ liệu về thành tựu của những nghiên cứu sinh này hiện giờ ở đâu, làm gì, thành đạt gì trong sự nghiệp. Ngoài ra, ứng viên còn phải trình bày số nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoc) đến "đầu quân" làm việc cho nhóm của mình, và sự nghiệp của các postdoc này hiện nay như thế nào.
Thu hút tài trợ cho nghiên cứu có liên quan mật thiết với thành tích hoạt động khoa học. Thông thường một PGS thường chủ trì những công trình nghiên cứu lên đến hàng trăm ngàn đô-la, và một GS thường chủ trì những công trình hàng triệu đô-la. Tuy nhiên, số tiền thu hút được còn tùy thuộc vào ngành khoa học. Đối với những ngành khoa học lí thuyết thì số tiền tài trợ không thể "dồi dào" như các ngành khoa học thực nghiệm.
GSĐH không nên chỉ ngồi trong tháp ngà, mà còn phải đóng góp vào các hoạt động cộng đồng. Cống hiến cho chuyên ngành cũng là một nhiệm vụ của GS. Do đó, ứng viên GS/PGS cần phải trình bày bằng chứng về những đóng góp của mình cho chuyên ngành qua những việc làm như bình duyệt bài báo khoa học cho các tập san và phục vụ trong Ban biên tập tập san.
Chúng ta cần phải có một hệ thống đánh giá thành tựu NCKH và
giảng dạy khách quan hơn, theo chuẩn mực quốc tế.
Nói tóm lại, trong 4 tiêu chuẩn này, thành tích hoạt động khoa học được xem là tiêu chuẩn số 1, còn các tiêu chuẩn khác cũng được xem xét nhưng trọng lượng không cao. Một số tiêu chuẩn cụ thể cho từng cấp bậc GS có thể tóm lược như sau:
Để được đề bạt lên chức "assistant professor", ứng viên phải có công bố ít nhất là 5 bài báo khoa học mà ứng viên là tác giả số một của bài báo. Ở đây là đề cập đến những bài báo trên các tập san có cơ chế bình duyệt nghiêm chỉnh (còn gọi là peer-review system), chứ không phải những bài báo trên các báo chí trong nước hay của trường, càng không phải là những tạp chí phổ thông dành cho công chúng. Ngoài ra, ứng viên còn phải chứng minh mình có khả năng giảng dạy, có khả năng phát triển course học hữu hiệu cho khoa.
Để được đề bạt lên chức danh PGS, ứng viên cần phải có ít nhất 20 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế (có bình duyệt), và ít nhất là 30% trong số này phải trên các tập san số một trong ngành. Về giảng dạy, ứng viên phải chứng tỏ mình có khả năng giảng dạy, và đã đào tạo thành công sinh viên thạc sĩ và ít nhất là đào tạo thành công một tiến sĩ.
Từ PGS lên GS là một bước nhảy vọt tương đối lớn, cho nên tiêu chuẩn cũng càng cao. Tuổi đời trung bình của một GS là 55 ; rất ít ai được đề bạt chức danh GS trước độ tuổi 40. Về tiêu chuẩn nghiên cứu bất thành văn, thông thường các ứng viên phải có ít nhất là 50 bài báo khoa học, và trong số này ít nhất là 50% phải trên các tập san số một trong ngành. Chỉ số H trung bình của một GS các trường ĐH lớn bên Mỹ thường là 20 trở lên. Số lượng bài báo phải đều hàng năm, chứ không phải bất thường (điều này chứng tỏ ứng viên có khả năng hoạt động khoa học về lâu về dài)!
Ứng viên GS phải đào tạo thành công ít nhất là 3 tiến sĩ trong thời gian giữ chức PGS. Ứng viên phải chứng minh đã từng chủ trì các công trình nghiên cứu lớn. Ngoài các hoạt động cộng đồng và cố vấn cho chính phủ, quan trọng hơn hết ứng viên phải chứng minh mình có uy danh trên trường quốc tế. Nói cách khác, ứng viên phải từng được mời giảng dạy tại các ĐH khác, được mời làm chủ tọa (chair) các hội nghị chuyên môn hay được mời làm phát biểu viên chính (keynote speaker) trong các hội nghị chuyên ngành, được bổ nhiệm vào ban biên tập của các tập san khoa học quốc tế, và được mời bình duyệt các dự án NCKH.
Tiêu chuẩn GS ở VN: Có nhiều khác biệt
Đối chiếu các điều kiện và tiêu chuẩn trên đây với các tiêu chuẩn đề bạt GS ở nước ta, ai cũng thấy có nhiều khác biệt, nhất các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động NCKH. Trong một bài phỏng vấn đăng trên VietNamNet, GS Đỗ Trần Cát cho biết : "Mỗi ứng viên cho chức danh GS phải có 2 điểm - tương đương với hai công trình - đăng trong các tạp chí uy tín", và mỗi ngành chỉ có hai "tạp chí uy tín" ở trong nước, hiểu theo nghĩa "nếu đăng ở đấy thì nó khó, chất lượng cao hơn. Còn việc chọn đâu là hai tạp chí uy tín của mỗi ngành thì do hội đồng ngành đề xuất, hội đồng thường trực sẽ thông qua. Còn các bài báo đăng ở tạp chí khoa học ngoài nước tất nhiên là không hạn chế rồi". Tôi nghĩ tiêu chuẩn này quá ... thấp cho một GS. Ngay cả tiêu chuẩn "ít nhất 12 điểm công trình" cho một GS cũng còn quá thấp.
Đành rằng chúng ta không thể áp dụng các tiêu chuẩn của các trường ĐH lớn ở các nước tiên tiến vào hệ thống bình duyệt chức danh khoa bảng ở Việt Nam, nhưng chúng ta cần phải có một hệ thống đánh giá thành tựu NCKH và giảng dạy khách quan hơn và theo chuẩn mực quốc tế.
Chúng ta đang có ước vọng nâng cao một số ĐH thành "đẳng cấp quốc tế." Yếu tố chính để một ĐH được công nhận là "world class" (đẳng cấp quốc tế) là NCKH phải có chất lượng tốt, và nhất là đội ngũ GS phải có đẳng cấp quốc tế. Yếu tố để khẳng định đẳng cấp của một GS chính là NCKH qua công bố quốc tế. Đó cũng chính là lí do tại sao các ĐH ở nước ngoài đặt nặng tiêu chuẩn NCKH khi tiến phong chức danh GS/PGS.
Ở nước ta, tiêu chuẩn NCKH chưa được xem xét là quan trọng khi xét phong GS/PGS. Hiện nay, chúng ta có hơn 8000 GS/PGS. Nếu theo tiêu chuẩn nước ngoài (mỗi GS/PGS phải công bố ít nhất 1 bài báo khoa học) thì chúng ta phải có hơn 8000 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế. Nhưng trong thực tế, số ấn phẩm khoa học xuất phát từ Việt Nam trên các tập san khoa học quốc tế năm nay (2009) chỉ 1165 bài (năm ngoái có 1178 bài)! Con số này chỉ bằng 1/3 Thái Lan và 1/6 Singapore.
Dẫn chứng trên dẫn đến một đề nghị mà tôi muốn lặp lại ở đây: Cần phải xem công bố quốc tế là tiêu chuẩn số 1 để đề bạt chức danh GS/PGS. Đành rằng cũng cần phải xem xét đến các điều kiện mang tính địa phương trong khi đề bạt, nhưng các hoạt động khoa học lại mang tính quốc tế, và không có lí do gì các thước đo khách quan mà đa số nước trên thế giới đang sử dụng không áp dụng cho nước ta.
Thursday, 3 December 2009
Monday, 26 October 2009
Giấc mơ "hồi tỵ"
Tác giả: Trần Trọng Thức
Một người làm quan, cả họ được nhờ, câu nói của người xưa hẳn đã hàm ý một điều gì đó không hay, bởi nếu không thì tại sao từ thời phong kiến của nước ta từng có một nguyên tắc bổ nhiệm quan lại hết sức nghiêm nhặt, gọi là hồi tỵ.
LTS: 500 năm trước, vua quan thời phong kiến đã sớm ý thức được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi. Để tránh những rắc rối nảy sinh từ các mối quan hệ thân hữu, và cũng nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, họ đã đề ra những quy định nghiêm ngặt tránh bổ nhiệm những người thân cùng làm quan trong một đơn vị. Với những điều tưởng chừng đã trở thành nguyên tắc trị quốc như vậy song dường như như những thế hệ đương đại vẫn chưa thực sự thấm nhuần? Mời quý vị đọc bài viết của nhà báo Trần Trọng Thức.
Hồi tỵ có nghĩa là "tránh đi", theo đó những người có quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè không được bổ nhiệm làm quan cùng một địa phương. Nếu gặp điều này thì phải báo với triều đình để thuyên chuyển người thân thuộc đi nơi khác. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân thực hiện các hành vi tiêu cực.
Chuyện ngày xưa. Lê Thánh Tông (1442-1497) là vị vua đầu tiên của nước ta "luật hóa" hồi tỵ. Trong bộ Lê triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) có qui định: "Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc".
Đến thời Minh Mạng luật hồi tỵ còn triệt để hơn: Các quan lại không được làm quan ở trú quán (nơi ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ, ngay cả nơi học tập thời còn trẻ. Dịch lại ở nha môn của các bộ tại kinh đô và các tỉnh, nếu là cha con, anh em ruột, anh em họ thì phải tách ra bổ nhiệm làm việc nơi khác. Các tham biện (quan chức cao cấp) về kinh đô hội họp nhưng khi bàn đến việc liên quan tới địa phương mình thì không được vào dự.
Rõ ràng, hơn 500 năm trước, vua quan thời phong kiến của nước ta đã sớm nắm được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi - một qui luật của muôn đời - để tìm cách làm trong sạch bộ máy hành chính.
Chuyện ngày nay. Khi đi tìm nguyên nhân của quốc nạn tham nhũng, không ít người cho rằng đồng lương không đủ sống đã khiến lòng tham được khơi dậy. Điều kiện sinh hoạt không tương xứng với vị trí công tác khiến người ta phải "tự cân đối" bất chấp luật pháp kỷ cương. Có người thì đầu óc nặng tư duy nhiệm kỳ và tâm lý cuối đời cố vội vàng vơ vét, có người thì lo cho tương lai dòng họ đến mức "hy sinh đời bố, củng cố đời con". Chúng ta cũng đã có biết bao nhiêu luật lệ phòng chống quốc nạn tham nhũng nhưng rồi cũng chưa đi đến đâu.
Chẳng qua là vì lâu nay chúng ta tập trung ở phần ngọn với các biện pháp răn đe, trừng trị mà chưa đi sâu vào cái gốc là việc tổ chức bộ máy công quyền, trong đó nguyên tắc hồi tỵ không được kế thừa đầy đủ, nếu không nói là đi ngược lại: Quan đầu tỉnh đúng ra phải từ nơi khác được bổ nhiệm về để làm nhiệm vụ đại diện cho chính quyền trung ương và là công bộc của người dân, thì chúng ta lại bố trí người địa phương vào vị trí ấy (Trong khi đại biểu nhân dân lý ra phải chọn người ở địa phương nắm bắt được dân tình, thì lại có nhiều vị được phân bổ từ nơi khác đến ứng cử).
Điều này dẫn đến một thực tế là trong bộ máy hành chính người đứng đầu đã đưa nhiều con cháu, người thân vào cơ quan, dẫn đến tiêu cực xảy ra ở khắp các địa phương. Quan đầu tỉnh không làm tròn nhiệm vụ của Trung ương giao phó thì người đứng đầu chính phủ cũng không thể cách chức, thậm chí khi họ làm điều sai trái cũng khó trị tội đến nơi đến chốn.
Pháp lệnh cán bộ, công chức tuy có một số qui định liên quan đến hồi tỵ nhưng chỉ ở cấp thấp. Chẳng hạn Điều 20 của Pháp lệnh này nói rõ: "Người đứng đầu và cấp phó cơ quan, tổ chức, không được bố trí vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho...", thế nhưng liệu có mấy nơi áp dụng nghiêm túc!
Đó là một trong những cản ngại lớn nhất trong việc điều hành bộ máy hành chính cũng như ngăn chặn tình trạng tham nhũng, không chỉ ở địa phương mà cả ở cấp trung ương. Vụ án các cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Việt Tiến.... là những bài học gần nhất.
Bây giờ giữa bao nhiêu phức tạp của tình hình chống tham nhũng, có dịp đọc lại nguyên tắc hồi tỵ từ thời phong kiến xa xưa mà cứ tưởng như chuyện trong mơ. Giá như giấc mơ đó trở thành hiện thực, thì sẽ giảm đi nhiều những chuyện bao che tham nhũng, chuyện ông anh làm quan đầu tỉnh thì cậu em thầu được biết bao công trình béo bở tại địa phương, và cũng giảm đi nhiều các vụ án tham nhũng bị khởi tố rồi trở thành chuyện để lâu cứt trâu hóa bùn....
Quan lại tham ô, nhũng nhiễu thì thời nào cũng có, vì lòng tham thường dễ phát sinh khi quyền lực và quyền lợi sát cánh bên nhau. Suy cho cùng đó là vị đắng của bất cứ xã hội nào, mà các biện pháp chế tài chỉ nhằm làm giảm bớt chứ khó lòng loại bỏ được hoàn toàn. Hồi tỵ chính là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn chặn hành vi tệ hại của quan lại thời nay.
Trần Trọng Thức
Một người làm quan, cả họ được nhờ, câu nói của người xưa hẳn đã hàm ý một điều gì đó không hay, bởi nếu không thì tại sao từ thời phong kiến của nước ta từng có một nguyên tắc bổ nhiệm quan lại hết sức nghiêm nhặt, gọi là hồi tỵ.
LTS: 500 năm trước, vua quan thời phong kiến đã sớm ý thức được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi. Để tránh những rắc rối nảy sinh từ các mối quan hệ thân hữu, và cũng nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, họ đã đề ra những quy định nghiêm ngặt tránh bổ nhiệm những người thân cùng làm quan trong một đơn vị. Với những điều tưởng chừng đã trở thành nguyên tắc trị quốc như vậy song dường như như những thế hệ đương đại vẫn chưa thực sự thấm nhuần? Mời quý vị đọc bài viết của nhà báo Trần Trọng Thức.
Hồi tỵ có nghĩa là "tránh đi", theo đó những người có quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè không được bổ nhiệm làm quan cùng một địa phương. Nếu gặp điều này thì phải báo với triều đình để thuyên chuyển người thân thuộc đi nơi khác. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân thực hiện các hành vi tiêu cực.
Chuyện ngày xưa. Lê Thánh Tông (1442-1497) là vị vua đầu tiên của nước ta "luật hóa" hồi tỵ. Trong bộ Lê triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) có qui định: "Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc".
Đến thời Minh Mạng luật hồi tỵ còn triệt để hơn: Các quan lại không được làm quan ở trú quán (nơi ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ, ngay cả nơi học tập thời còn trẻ. Dịch lại ở nha môn của các bộ tại kinh đô và các tỉnh, nếu là cha con, anh em ruột, anh em họ thì phải tách ra bổ nhiệm làm việc nơi khác. Các tham biện (quan chức cao cấp) về kinh đô hội họp nhưng khi bàn đến việc liên quan tới địa phương mình thì không được vào dự.
Rõ ràng, hơn 500 năm trước, vua quan thời phong kiến của nước ta đã sớm nắm được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi - một qui luật của muôn đời - để tìm cách làm trong sạch bộ máy hành chính.
Chuyện ngày nay. Khi đi tìm nguyên nhân của quốc nạn tham nhũng, không ít người cho rằng đồng lương không đủ sống đã khiến lòng tham được khơi dậy. Điều kiện sinh hoạt không tương xứng với vị trí công tác khiến người ta phải "tự cân đối" bất chấp luật pháp kỷ cương. Có người thì đầu óc nặng tư duy nhiệm kỳ và tâm lý cuối đời cố vội vàng vơ vét, có người thì lo cho tương lai dòng họ đến mức "hy sinh đời bố, củng cố đời con". Chúng ta cũng đã có biết bao nhiêu luật lệ phòng chống quốc nạn tham nhũng nhưng rồi cũng chưa đi đến đâu.
Chẳng qua là vì lâu nay chúng ta tập trung ở phần ngọn với các biện pháp răn đe, trừng trị mà chưa đi sâu vào cái gốc là việc tổ chức bộ máy công quyền, trong đó nguyên tắc hồi tỵ không được kế thừa đầy đủ, nếu không nói là đi ngược lại: Quan đầu tỉnh đúng ra phải từ nơi khác được bổ nhiệm về để làm nhiệm vụ đại diện cho chính quyền trung ương và là công bộc của người dân, thì chúng ta lại bố trí người địa phương vào vị trí ấy (Trong khi đại biểu nhân dân lý ra phải chọn người ở địa phương nắm bắt được dân tình, thì lại có nhiều vị được phân bổ từ nơi khác đến ứng cử).
Điều này dẫn đến một thực tế là trong bộ máy hành chính người đứng đầu đã đưa nhiều con cháu, người thân vào cơ quan, dẫn đến tiêu cực xảy ra ở khắp các địa phương. Quan đầu tỉnh không làm tròn nhiệm vụ của Trung ương giao phó thì người đứng đầu chính phủ cũng không thể cách chức, thậm chí khi họ làm điều sai trái cũng khó trị tội đến nơi đến chốn.
Pháp lệnh cán bộ, công chức tuy có một số qui định liên quan đến hồi tỵ nhưng chỉ ở cấp thấp. Chẳng hạn Điều 20 của Pháp lệnh này nói rõ: "Người đứng đầu và cấp phó cơ quan, tổ chức, không được bố trí vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho...", thế nhưng liệu có mấy nơi áp dụng nghiêm túc!
Đó là một trong những cản ngại lớn nhất trong việc điều hành bộ máy hành chính cũng như ngăn chặn tình trạng tham nhũng, không chỉ ở địa phương mà cả ở cấp trung ương. Vụ án các cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Việt Tiến.... là những bài học gần nhất.
Bây giờ giữa bao nhiêu phức tạp của tình hình chống tham nhũng, có dịp đọc lại nguyên tắc hồi tỵ từ thời phong kiến xa xưa mà cứ tưởng như chuyện trong mơ. Giá như giấc mơ đó trở thành hiện thực, thì sẽ giảm đi nhiều những chuyện bao che tham nhũng, chuyện ông anh làm quan đầu tỉnh thì cậu em thầu được biết bao công trình béo bở tại địa phương, và cũng giảm đi nhiều các vụ án tham nhũng bị khởi tố rồi trở thành chuyện để lâu cứt trâu hóa bùn....
Quan lại tham ô, nhũng nhiễu thì thời nào cũng có, vì lòng tham thường dễ phát sinh khi quyền lực và quyền lợi sát cánh bên nhau. Suy cho cùng đó là vị đắng của bất cứ xã hội nào, mà các biện pháp chế tài chỉ nhằm làm giảm bớt chứ khó lòng loại bỏ được hoàn toàn. Hồi tỵ chính là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn chặn hành vi tệ hại của quan lại thời nay.
Trần Trọng Thức
Tuesday, 13 October 2009
Cử chỉ thông thường của người Việt
08:44-02/10/2009
Lỗ Tấn từng viết về những người nhà quê của A Q thái hành dài bằng đốt ngón tay, trong văn chương Tự lực văn đoàn cũng có những cảnh hài hước khi muốn chế giễu những người được cho là quê mùa nào đó, ví dụ cho một anh nông dân nhảy đầm. Từ hoang dã đến con người hiện đại là quãng thời gian hàng vạn năm, rất nhiều hành vi đã ngưng đọng lại không bao giờ thay đổi nữa. Đó chính là cử chỉ thông thường của một dân tộc, không bao giờ đánh giá theo thang giá trị đẹp hay xấu.
Cũng giống như tất cả người Việt khác, tôi ít khi để ý đến hành vi thường ngày của mình, nhưng dần dà cũng có những phân biệt nhất định, nhất là khi đi sơ tán, tôi thấy người sống ở nông thôn có những cách hành xử khác với người ở thành thị. Tiếp xúc với những người thuộc các sắc tộc khác nhau, lại thấy những hành xử khác nữa, rồi gặp người nước ngoài lại là một cách sống khác. Cái gì tạo nên những phong cách sống, như một số người có đầu óc kỳ thị thường phân biệt giữa người nhà quê và người thành phố, giữa người da trắng và người da màu, mà về bản chất nó không phản ánh sự tốt xấu, sang hèn chỉ là hệ quả của cả hành trình dân tộc.
Bà tôi và những cụ già khác thường nhai trầu bỏm bẻm, khi răng yếu các cụ có chiếc cối nghiền trầu nho nhỏ và ngoáy vào đó suốt ngày. Tôi thấy một cụ già nhờ nhà sư chùa làng nhai trầu hộ, rồi bà ăn sau, một hôm nhà sư bận nên nói bà nhờ cô gái này này. Bà cụ bảo: Cô này miệng hôi tôi không ăn được. Nhà sư: Miệng tôi mới hôi, còn miệng các cô ấy thơm lắm. Bà cụ nói: Các thầy là người tu hành nên khí chất thơm tho, còn các cô ấy có tu gì đâu mà thơm hay hôi. Như vậy cách quan niệm của các cụ già xưa thật khác thường, đạo đức quyết định tất cả những phẩm chất còn lại, mà thực tế thì không hẳn như vậy. Dưới cái mũi của con người động vật nói chung rất hôi hám, nhưng chúng không liên quan gì đến giá trị thiện ác cả, và nếu có thì động vật rất thiện so với con người. Lỗ Tấn cũng viết một cách hài hước rằng có lẽ mồ hôi của cô tiểu thư thành thị thì thơm hơn mồ hôi của anh công nhân chăng?
Nụ cười thiếu nữ. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.
Bữa cơm gia đình. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.
Hay cười, xỉa răng, ngồi xổm là ba hành vi đặc trưng của người Việt, dù ngày nay đã thay đổi chút ít. Gặp bất cứ ai, dù không quen biết, người Việt có thói quen hay cười, rồi cả quen nhau rồi, mỗi khi kết thúc công việc gì đó lại cười. Bắt tay cười, mua hàng cười, nói chuyện cười, xem đám đông cười, thắng lợi cười, thất bại cũng cười... nghĩa là cười ở bất cứ đâu, với bất cứ ai, trong đó có cả cười một mình và lẩm bẩm một mình. Cười trở thành một thói quen bắt đầu cho một giao tiếp, đến nỗi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho rằng hay dân tộc mình còn trẻ con. Cái cười này không nhất thiết bộc lộ niềm vui, nó giống như lời chào thôi, để kết thúc một việc, nhất là khi gặp gỡ quan lại sai nha xưa để giải quyết hành chính, cười còn có tính nịnh nọt, nhằm lấy lòng cho được việc. Song trong cuộc sống thường nhật, không nhất thiết phải cầu cạnh ai người ta vẫn cười, điều đó cho thấy cười đã trở thành một hành vi vô thức, không nhất thiết phải có việc hay thái độ gì. Cười là sự tự kỷ của người Việt.
Xỉa răng chỉ là một việc rất nhỏ sau khi ăn của người Việt, nhưng được người phương Tây nhìn nhận như một đặc trưng tính cách, như trên đã dẫn, họ cho rằng người Việt hay ăn cỗ, và ai ăn xong rồi thì được đánh dấu bằng một cái que cắm vào mồm. Hầu hết người Việt lớn lên đôi chút là chân răng thường hở, khiến cho khi ăn thức ăn giắt vào kẽ răng và phải xỉa răng. Tập tục ăn trầu có chất vôi và nhuộm răng đen làm cho răng chắc khỏe, với những ai giữ được thói quen truyền thống này thì có thể giảm xỉa răng. Tuy nhiên trong quá khứ, thuốc đánh răng và bàn chải chỉ xuất hiện khi người phương Tây sang, còn người Việt cổ chỉ có xúc miệng bằng nước chè, rượu, đánh rằng bằng than hay múi cau khô. Ngoài bốn mươi, sự lão hóa bắt đầu và răng bắt đầu rụng cũng như doãng ra, người ta buộc phải xỉa răng. Người Việt cổ già tương đối sớm, cũng như lập gia đình sớm. 50 tuổi là ra đình lên lão, 60 tuổi là hết vòng hoa giáp có thể chầu trời, 70 tuổi là rất hiếm. Tục xỉa răng không phổ biến ở người phương Tây và ngay cả người Trung Hoa, nên được coi là cử chỉ riêng của người Việt. Xỉa răng sau khi ăn thực ra liên quan đến cách thức nấu nướng hằng ngày. Chúng ta không rõ thời trung cổ người phương Tây ăn những tảng thịt nướng to tướng thì họ sẽ xử lý răng miệng thế nào, nhưng về sau nhiều các đồ ăn phương Tây chuyển sang hầm nhừ, bộ răng không quá vất vả. Món ăn Trung Hoa cũng vậy, không nhiều đồ luộc như Việt Nam. Người Việt ăn nhiều chất sơ và đồ luộc, chất sơ từ rau cỏ, lại ăn nhanh và không nhai kỹ, lại luôn mồm nói chuyện trong khi ăn, nên luôn làm cho bộ răng ngứa ngáy.
Vả lại đàn ông xỉa răng để nói nốt câu chuyện tào lao rồi uống trà, đàn bà che miệng xỉa răng lộ vẻ kín đáo.
Ngồi khoanh chân xếp bằng như tọa Thiền là tính cách riêng của người phương Đông. Đầu gối người phương Tây do quá trình sống riêng rất khó gập được như vậy. Nhưng ngay cả người phương Đông hiện đại không phải ai cũng ngồi xếp bằng được, bởi thói quen mới ngồi duỗi chân với bàn ghế cao và bệnh béo phì, còn người xưa ngồi chiếu là phổ biến. Cái chiếu phổ biến đến mức nó trở thành khái niệm tượng trưng, xác định vị thế xã hội của con người. Người ta gọi là hộ tịch, tức là góc chiếu của gia đình và cá nhân nào đó, trong đó hộ là cái cửa nhà, cái nhà, còn tịch là cái chiếu. Người đứng đầu gọi là chủ tịch, nhưng người khác gọi là tịch viên. Và người có mặt nhưng không có quyền như những người trong cuộc khác thì gọi là liệt tịch. Liệt tịch bao gồm cả con ngựa ta cưỡi đến dự một cuộc khai hội (họp), nghĩa là chúng có đến cùng với chủ nhưng không được quyền phát biểu. Ra đình bạn sẽ được ngồi xếp bằng trên một góc chiếu, đó là vị thế của bạn. Có chiếu trên chiếu dưới phân cấp. Chiếu trên thì gần bàn thờ Thánh, càng xa bàn thờ thì càng là chiếu thấp, thấp nữa là chiếu ngoài sân đình. Riêng những người làm mõ thì ngồi chiếu riêng, ăn mâm riêng được coi là những người hạ đẳng xuất thân từ dân ngụ cư. Chiếu cao hơn thì cỗ cũng to hơn, nhiều món hơn. Kẻ thấp sẽ ghen tức vì mâm kẻ cao thật nhiều sơn hào hải vị. Mới có câu Bầu dục không đến bàn thứ tám. Cái văn hóa góc chiếu giữa đình này chưa hề mất đi, ngày nay nó được thay thế bằng văn hóa phong bì, nghĩa là ăn tiệc sẽ như nhau, nhưng tiền thưởng theo đẳng cấp.
Những người yoga và những bậc Thiền sư dùng ngay thế ngồi xếp bằng đặc trưng làm kỹ thuật tu luyện, hoặc bắt chéo cả hai chân lên nhau (gọi là kiết già toàn phần), hoặc bắt một chân (kiết già bán phần) và đưa vào đó ý nghĩa mới của sự thanh tĩnh hướng nội. Cái bệ rạc nhất trở thành cái cao khiết nhất trong nháy mắt trong cùng một cử chỉ, và vì thế ngồi xếp bằng được coi là một đặc trưng phương Đông về sự an tĩnh đàng hoàng. Ở Trung Hoa, phổ biến trong thời Tần Hán là cách ngồi quỳ đầu gối, bàn ghế chưa đóng vai trò nhiều, trừ chiếc bàn thấp để uống rượu đàm đạo. Cách ngồi quỳ đã từ lâu lui vào dĩ vãng ở Trung Quốc thì vẫn còn thịnh hành ở Nhật Bản nhiều thế kỷ sau. Những người du mục Mông Cổ luôn ngồi tư thế thõng chân trên mình ngựa, khi xuống đất hoặc ngồi khoanh chân hoặc ngồi cao thõng chân xuống đất. Tất cả những tư thế trên có nguồn gốc sinh hoạt của nó, mà người Việt không có. Quỳ lạy được dùng trong tế lễ, yết kiến vua quan, không thật phổ biến trong sinh hoạt. Đại bộ phận nông dân thích ngồi xổm, tức là ngồi gập đầu gối, đít kê hòn gạch hoặc ghế đẩu, hoặc ngồi không, hoặc ngồi bệt. Ăn và ỉa đều ngồi xổm, riêng ăn thì là tư thế thông thường trong chiến tranh, cái dạ dày luôn bị ép lại, cũng phù hợp với nguồn thức ăn không dồi dào. Và ngồi xổm để đại tiểu tiện cũng dễ cho con người. Cho đến ngày nay, nông thôn đã xây nhà vệ sinh hiện đại, nhưng người ta vẫn ngồi chồm hổm trên đó.
Mất nhiệt cả ngày vào mùa đông, chịu nóng ẩm vào mùa hè, xương cốt khí chất người Việt ngày càng lỏng lẻo dù mới qua tuổi ba mươi. Họ luôn có tư thế so vai rụt cổ, khi ngồi trên ghế tựa, thỉnh thoảng phải co cả hai chân lên ôm gối. Khoa xem tướng nhận định rằng những người đầu gối quá tai ( tư thế ngồi xổm ) là tướng bần hàn suốt đời. Khi viết về người Trung Quốc, người phương Tây nhận xét rằng người Trung Quốc ít khi nhìn thẳng, hay cúi đầu cụp mắt, hệ quả của hàng ngàn năm phong kiến nô dịch. Cúi đầu, lom khom, rụt rè...thực ra là hành vi phổ biến ở người phương Đông bình dân xưa. Những tư thế ăn vào máu con người, vào thời hiện đại, khi không sợ ông vua nữa, thì họ cũng không tự tin khi đứng trước người phương Tây. Thế rồi hình thành một loại người đứng trước người Tây thì như nô lệ, đứng trước người ta lại như thực dân.
Dáng người thấp nhưng đậm, cơ bắp khỏe, người nông dân xưa đi lại luôn có xu hướng chúi về đằng trước. Dáng đi này chịu ảnh hưởng của việc liên tục gánh gồng. Gánh nước, gánh thóc, gánh củi, gánh rau cỏ, gánh phân...từ trẻ con đến người già không ai không phải làm. Đôi vai trở nên vạm vỡ, cơ ngực cũng nở nang, trừ những thời kỳ đói ăn dài, người phụ nữ Việt có bộ ngực nở hơn phụ nữ Hoa. Một số làng thay vì gánh thì đội thúng trên đầu, nhất là các bà đồng nát, nhưng người Việt cũng không thể đội lọ như những người Ấn Độ - Khmer. Người Việt cũng không quen gùi trên lưng như những sắc tộc miền núi, mà sở trường là gánh nặng và đi đường xa. Kéo xe, thồ hàng bằng xe kéo, hoặc bằng xe đạp ( thế kỷ 20 ) cũng là thói quen lao động. Chân giã gạo, tay xay cối, vai gánh nặng, lội đồng, bơi sông, trèo cây hái củi...những hành vi thường ngày có tác dụng rèn luyện sức khỏe và uốn nắn cơ thể có những thói quen ứng xử nhất định, nên khi không lao động nữa người Việt thích ngả ngốn, tưởng chừng không theo một tư thế nào nhất định, nhưng thực ra vẫn là ngồi xổm, gác chân lên bàn hoặc lên ghế, sờ soạng linh tinh, nghiêng bên nọ, ngả bên kia và thay đổi tư thế liên tục. Họ vừa thiếu lại vừa thừa năng lượng. Khí hậu nóng ẩm hay thay đổi, nhiều ruồi muỗi, khiến ai nấy luôn tay gãi và quạt. Tất cả những điều này cộng lại cho thấy rất ít người Việt có khả năng ngồi yên một chỗ năm sáu tiếng, làm nghiên cứu khoa học kiên trì ngày này qua ngày khác, theo đuổi một mục đích duy lý dài lâu. Trong suốt một ngàn năm phong kiến chỉ có hai người có khả năng ấy mà trở thành nhà nghiên cứu duy nhất, đó là Lê Quý Đôn và một người gần được như thế là Phan Huy Chú.
Bái kiến một vị quan. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.
Người Việt cổ vốn ít râu và lông trên người, như lông chân, lông tay, còn lông ngực rất hạn hữu. Quá trình lội bùn cày cấy và mò cua bắt ốc, những lỗ chân lông gần như bị bịt hết, lớp da của họ nhẵn thín như tráng lên đó một lớp màng ni lông nâu bóng, do vậy khả năng đổ mồ hôi khi trời mưa nắng và nóng do lao động rất chậm, trừ khu vực đầu. Đặc điểm này giúp cho cơ thể người nông dân tránh bị cảm nắng khi lội nước dầm dề, nhưng lại thường gây chướng khí trong bụng. Người Việt do đó hay bị đầy hơi chướng, hay đánh rắm bừa bãi, hay khó tiêu. Cho nên theo truyền thống phần lớn thức ăn đem luộc ít xào nướng bằng dầu mỡ và các loại ẩm thực đặc sản rất thanh nhẹ, như bánh gio, bánh cuốn, bánh tẻ. Nếu ăn xong bị đầy bụng, người ta nếu là đàn ông thường véo bảy cái vào bụng và mỗi lần véo thì hú lên một hú, còn đàn bà thì véo chín cái. Trừ tóc và bộ phận sinh dục, thì bao nhiêu lông sót trên người, người ta có xu hướng vặt bằng sạch, như lông nách. Bộ tóc được chăm chút hằng ngày, chải bằng lược thưa và lược bí răng dày. Bẩn thì gội bằng bồ kết nướng. Cả đàn ông và đàn bà đều không cắt tóc, cứ để dài, rồi búi tròn trên đỉnh đầu (gọi là Nhục kháo). Nhưng ông đồ thì chau chuốt hơn, mai tóc vắt lên tai, gọi là mai gọng kính còn móng tay có vài người không bao giờ cắt, để dài tới vài chục phân. Tất cả tóc rụng, móng tay móng chân đều phải nhặt lại. Móng sừng thì cho vào cái túi nhỏ, tóc lại thường giắt vào liếp, có thể dùng đánh gió khi cảm. Khi nào chết người ta gom tóc và móng sừng để vào áo quan. Đó là một phần của trời đất và mẹ cha cho mình không được phép vứt bỏ.
Cùng chiều với tính cách nịnh hót là tính cách ưa nịnh nọt, thích quà biếu, thích khen thưởng, thích tâng bốc cũng đồng thời thích được nghe nói dối và o bế những kẻ tâng bốc mình và không bao giờ chấp nhận phê bình. Dân tộc đã có nhiều cơ hội phát triển, nhưng rồi lại chậm lại, thậm chí thụt lùi chỉ vì những tính cách này. Đó là bài học chưa bao giờ được tiếp nhận.
Người Việt không ưa đàn ông trẻ mà để râu. Râu ria chỉ được phép để khi ngoài 40 tuổi. Nghề cạo râu, sửa tóc, lấy ráy tai có khá sớm, riêng môn cắt tóc chỉ thịnh hành khi phong trào Duy tân và Đông kinh nghĩa thục kêu gọi đổi mới. Còn nhổ lông trên người và nhổ tóc sâu, bắt chấy người ta thường làm giúp nhau như bầy khỉ. Dẫu vậy từng người một, người Việt vẫn tự ngó ngoáy vào cơ thể mình cả ngày. Ngoáy mũi, ngoáy lỗ tai, gãi đầu, nhổ lông nách và ngửi nách, quạt phành phạch. Nếu có đàn bà con gái đứng quanh thì cũng tròng ghẹo, phát vào mông, véo má, véo tai, nếu là trẻ con người ta hay cắn nhẹ vào tay và má. Tất cả các hành vi này đều mang tính vô thức, giải tỏa năng lượng thừa, tạo niềm vui trong cuộc sống thường nhật và gắn kết cộng đồng. Ai không như vậy lại thường không được ưa lắm.
Ở phương Tây nếu không phải người đồng tính người ta rất kị người cùng giới chung phòng hoặc chạm vào nhau. Số người đồng tính ở Việt Nam trong quá khứ không nhiều, trừ những người có căn đồng mà chúng ta có thể bàn sau, nhưng hiện tượng người cùng giới sống thân mật là phổ biến. Đây là một tính cách dân tộc và rất lành mạnh không liên quan gì đến đời sống tính dục. Khi bạn bè thân nhau, người ta hay thích ngủ chung giường và trò chuyện suốt đêm. Khi Khổng giáo phát triển, người ta rất kị việc nam nữ chung sống đặc biệt chưa hôn thú. Ngay với trẻ con cũng vậy, nếu đi đâu xa phải ngủ tập thể, thì nam nằm với nam, nữ nằm với nữ. Trong lối đào tạo Quan họ cổ, trẻ con lên bảy lên tám tuổi, đến nhà ông trùm bà trùm ( những bậc thầy hát Quan họ ) học hát và ngủ đêm luôn ở đó, gọi là ngủ bọn, các bé trai ngủ ở nhà ông trùm, các bé gái ngủ ở nhà bà trùm. Tuy vậy trong giao tiếp hằng ngày, người Việt không ôm hôn, không bắt tay, chào nhau thì cúi đầu, ngả mũ hoặc giơ nón mũ lên cao, đi ra xa thì vẫy tay. Con cái lớn không đứng gần và đứng trước cha mẹ, học trò luôn đi sau thầy, vợ đi sau chồng, trước mặt người lạ luôn giữ một khoảng cách, khoảng cách đó kể cả với chồng. Ở nhà thường nhật hai vợ chồng có thể ngồi cùng mâm, nhưng nếu có khách đến chơi, thì vợ và các con xuống bếp ăn, mâm trên nhà chỉ có ông chủ nhà và khách. Khi chủ nhà đi vắng, người con cả sẽ ngồi tiếp thay bố, chứ mẹ thì không. (Lưu ý rằng những tính cách ứng xử này trong thời chưa ảnh hưởng văn minh phương Tây, không phải là hiện nay).
Có lần dẫn một người bạn nước ngoài đi xem bảo tàng, anh ta thắc mắc trong các chạm khắc đình làng luôn có hình ảnh con người ngửa mặt lên trời hoặc cúi gằm xuống đất. Tôi đã xem điêu khắc đình làng nhiều lần nhưng chưa bao giờ nảy ra câu hỏi như vậy, bèn trả lời cho qua chuyện, cái này cũng giống như điêu khắc Gothic ở phương Tây, con người luôn chỉ có hai tư thế ngửa mặt lên trời cầu Thiên chúa, và cúi mặt xuống đất nhẫn nhục. Có lẽ hình ảnh con người trong chạm khắc cổ Việt Nam phản chiếu một vấn đề khác không có tính tôn giáo như nghệ thuật Gothic. Sự nhẫn nhục, phục tùng là phổ biến trong tính cách bình dân phương Đông cổ, hằng ngày, trong nghệ thuật, và cả ngày nay cũng chưa hết như vậy. Song ngửa mặt lên trời lại không phải là hành vi phổ biến, trong nghệ thuật nó chỉ là biểu hiện sự vui đùa thôi, nó thể hiện sự không coi cái gì ra gì (nhất thời), sự chế nhạo, tự tâng bốc và thỏa mãn với bản thân mình, sự điên rồ tùy hứng, bởi không mấy khi hào sảng như vậy.
Nịnh hót, xun xoe, khúm núm là hành vi hay là phẩm chất, hay đôi khi là cả hai, thì cũng rất thông thường ở người Việt. Mặc dù không ai thích như vậy, nhưng ít ai tránh khỏi vì đó là một tính cách bản năng mất rồi. Người phương Tây sang Việt Nam thế kỷ 17, 18 nhận xét rằng gặp quan lại Việt Nam không thể không có quà biếu. Trao và nhận quà biếu cũng là một tính cách dân tộc có liên hệ mật thiết với sự nịnh hót, khúm núm nói trên. Biểu cảm như thế nào còn là tùy hoàn cảnh và con người cụ thể. Hoặc may hai chiếc áo có hai vạt khác nhau như truyện dân gian về một ông quan. Lúc gặp quan trên thì mặc áo vạt trước ngắn, vì phải cúi mình, lúc gặp dân đen thì mặc áo vạt sau ngắn vì ưỡn bụng vênh vang. Cúi lưng, xoa tay, ngửa mặt đớp lời quan khách, cười nhạt nhưng niềm nở, mắt hấp háy, chân nam đá chân siêu, luống cuống làm việc nọ xọ việc kia, bưng chén hai tay, đuổi ruồi cho ngài, sửa vạt áo cho ngài, xếp lại giày cho ngài, pha trà hảo hạng, mở chai rượu mới nhãn hiệu Napoleon, ngọt giọng bảo vợ đun lại nước sôi, gọi con gái xinh đẹp ra chào khách, khen ngài dạo này trẻ khỏe, hơi gầy, nhưng nom tướng rất phát, ta thán về sự bận bịu của ngài lo việc dân việc nước... Riêng về đề tài này chỉ liệt kê chắc được một bài dài năm bảy trang.
Phan Cẩm Thượng
Lỗ Tấn từng viết về những người nhà quê của A Q thái hành dài bằng đốt ngón tay, trong văn chương Tự lực văn đoàn cũng có những cảnh hài hước khi muốn chế giễu những người được cho là quê mùa nào đó, ví dụ cho một anh nông dân nhảy đầm. Từ hoang dã đến con người hiện đại là quãng thời gian hàng vạn năm, rất nhiều hành vi đã ngưng đọng lại không bao giờ thay đổi nữa. Đó chính là cử chỉ thông thường của một dân tộc, không bao giờ đánh giá theo thang giá trị đẹp hay xấu.
Cũng giống như tất cả người Việt khác, tôi ít khi để ý đến hành vi thường ngày của mình, nhưng dần dà cũng có những phân biệt nhất định, nhất là khi đi sơ tán, tôi thấy người sống ở nông thôn có những cách hành xử khác với người ở thành thị. Tiếp xúc với những người thuộc các sắc tộc khác nhau, lại thấy những hành xử khác nữa, rồi gặp người nước ngoài lại là một cách sống khác. Cái gì tạo nên những phong cách sống, như một số người có đầu óc kỳ thị thường phân biệt giữa người nhà quê và người thành phố, giữa người da trắng và người da màu, mà về bản chất nó không phản ánh sự tốt xấu, sang hèn chỉ là hệ quả của cả hành trình dân tộc.
Bà tôi và những cụ già khác thường nhai trầu bỏm bẻm, khi răng yếu các cụ có chiếc cối nghiền trầu nho nhỏ và ngoáy vào đó suốt ngày. Tôi thấy một cụ già nhờ nhà sư chùa làng nhai trầu hộ, rồi bà ăn sau, một hôm nhà sư bận nên nói bà nhờ cô gái này này. Bà cụ bảo: Cô này miệng hôi tôi không ăn được. Nhà sư: Miệng tôi mới hôi, còn miệng các cô ấy thơm lắm. Bà cụ nói: Các thầy là người tu hành nên khí chất thơm tho, còn các cô ấy có tu gì đâu mà thơm hay hôi. Như vậy cách quan niệm của các cụ già xưa thật khác thường, đạo đức quyết định tất cả những phẩm chất còn lại, mà thực tế thì không hẳn như vậy. Dưới cái mũi của con người động vật nói chung rất hôi hám, nhưng chúng không liên quan gì đến giá trị thiện ác cả, và nếu có thì động vật rất thiện so với con người. Lỗ Tấn cũng viết một cách hài hước rằng có lẽ mồ hôi của cô tiểu thư thành thị thì thơm hơn mồ hôi của anh công nhân chăng?
Nụ cười thiếu nữ. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.
Bữa cơm gia đình. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.
Hay cười, xỉa răng, ngồi xổm là ba hành vi đặc trưng của người Việt, dù ngày nay đã thay đổi chút ít. Gặp bất cứ ai, dù không quen biết, người Việt có thói quen hay cười, rồi cả quen nhau rồi, mỗi khi kết thúc công việc gì đó lại cười. Bắt tay cười, mua hàng cười, nói chuyện cười, xem đám đông cười, thắng lợi cười, thất bại cũng cười... nghĩa là cười ở bất cứ đâu, với bất cứ ai, trong đó có cả cười một mình và lẩm bẩm một mình. Cười trở thành một thói quen bắt đầu cho một giao tiếp, đến nỗi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho rằng hay dân tộc mình còn trẻ con. Cái cười này không nhất thiết bộc lộ niềm vui, nó giống như lời chào thôi, để kết thúc một việc, nhất là khi gặp gỡ quan lại sai nha xưa để giải quyết hành chính, cười còn có tính nịnh nọt, nhằm lấy lòng cho được việc. Song trong cuộc sống thường nhật, không nhất thiết phải cầu cạnh ai người ta vẫn cười, điều đó cho thấy cười đã trở thành một hành vi vô thức, không nhất thiết phải có việc hay thái độ gì. Cười là sự tự kỷ của người Việt.
Xỉa răng chỉ là một việc rất nhỏ sau khi ăn của người Việt, nhưng được người phương Tây nhìn nhận như một đặc trưng tính cách, như trên đã dẫn, họ cho rằng người Việt hay ăn cỗ, và ai ăn xong rồi thì được đánh dấu bằng một cái que cắm vào mồm. Hầu hết người Việt lớn lên đôi chút là chân răng thường hở, khiến cho khi ăn thức ăn giắt vào kẽ răng và phải xỉa răng. Tập tục ăn trầu có chất vôi và nhuộm răng đen làm cho răng chắc khỏe, với những ai giữ được thói quen truyền thống này thì có thể giảm xỉa răng. Tuy nhiên trong quá khứ, thuốc đánh răng và bàn chải chỉ xuất hiện khi người phương Tây sang, còn người Việt cổ chỉ có xúc miệng bằng nước chè, rượu, đánh rằng bằng than hay múi cau khô. Ngoài bốn mươi, sự lão hóa bắt đầu và răng bắt đầu rụng cũng như doãng ra, người ta buộc phải xỉa răng. Người Việt cổ già tương đối sớm, cũng như lập gia đình sớm. 50 tuổi là ra đình lên lão, 60 tuổi là hết vòng hoa giáp có thể chầu trời, 70 tuổi là rất hiếm. Tục xỉa răng không phổ biến ở người phương Tây và ngay cả người Trung Hoa, nên được coi là cử chỉ riêng của người Việt. Xỉa răng sau khi ăn thực ra liên quan đến cách thức nấu nướng hằng ngày. Chúng ta không rõ thời trung cổ người phương Tây ăn những tảng thịt nướng to tướng thì họ sẽ xử lý răng miệng thế nào, nhưng về sau nhiều các đồ ăn phương Tây chuyển sang hầm nhừ, bộ răng không quá vất vả. Món ăn Trung Hoa cũng vậy, không nhiều đồ luộc như Việt Nam. Người Việt ăn nhiều chất sơ và đồ luộc, chất sơ từ rau cỏ, lại ăn nhanh và không nhai kỹ, lại luôn mồm nói chuyện trong khi ăn, nên luôn làm cho bộ răng ngứa ngáy.
Vả lại đàn ông xỉa răng để nói nốt câu chuyện tào lao rồi uống trà, đàn bà che miệng xỉa răng lộ vẻ kín đáo.
Ngồi khoanh chân xếp bằng như tọa Thiền là tính cách riêng của người phương Đông. Đầu gối người phương Tây do quá trình sống riêng rất khó gập được như vậy. Nhưng ngay cả người phương Đông hiện đại không phải ai cũng ngồi xếp bằng được, bởi thói quen mới ngồi duỗi chân với bàn ghế cao và bệnh béo phì, còn người xưa ngồi chiếu là phổ biến. Cái chiếu phổ biến đến mức nó trở thành khái niệm tượng trưng, xác định vị thế xã hội của con người. Người ta gọi là hộ tịch, tức là góc chiếu của gia đình và cá nhân nào đó, trong đó hộ là cái cửa nhà, cái nhà, còn tịch là cái chiếu. Người đứng đầu gọi là chủ tịch, nhưng người khác gọi là tịch viên. Và người có mặt nhưng không có quyền như những người trong cuộc khác thì gọi là liệt tịch. Liệt tịch bao gồm cả con ngựa ta cưỡi đến dự một cuộc khai hội (họp), nghĩa là chúng có đến cùng với chủ nhưng không được quyền phát biểu. Ra đình bạn sẽ được ngồi xếp bằng trên một góc chiếu, đó là vị thế của bạn. Có chiếu trên chiếu dưới phân cấp. Chiếu trên thì gần bàn thờ Thánh, càng xa bàn thờ thì càng là chiếu thấp, thấp nữa là chiếu ngoài sân đình. Riêng những người làm mõ thì ngồi chiếu riêng, ăn mâm riêng được coi là những người hạ đẳng xuất thân từ dân ngụ cư. Chiếu cao hơn thì cỗ cũng to hơn, nhiều món hơn. Kẻ thấp sẽ ghen tức vì mâm kẻ cao thật nhiều sơn hào hải vị. Mới có câu Bầu dục không đến bàn thứ tám. Cái văn hóa góc chiếu giữa đình này chưa hề mất đi, ngày nay nó được thay thế bằng văn hóa phong bì, nghĩa là ăn tiệc sẽ như nhau, nhưng tiền thưởng theo đẳng cấp.
Những người yoga và những bậc Thiền sư dùng ngay thế ngồi xếp bằng đặc trưng làm kỹ thuật tu luyện, hoặc bắt chéo cả hai chân lên nhau (gọi là kiết già toàn phần), hoặc bắt một chân (kiết già bán phần) và đưa vào đó ý nghĩa mới của sự thanh tĩnh hướng nội. Cái bệ rạc nhất trở thành cái cao khiết nhất trong nháy mắt trong cùng một cử chỉ, và vì thế ngồi xếp bằng được coi là một đặc trưng phương Đông về sự an tĩnh đàng hoàng. Ở Trung Hoa, phổ biến trong thời Tần Hán là cách ngồi quỳ đầu gối, bàn ghế chưa đóng vai trò nhiều, trừ chiếc bàn thấp để uống rượu đàm đạo. Cách ngồi quỳ đã từ lâu lui vào dĩ vãng ở Trung Quốc thì vẫn còn thịnh hành ở Nhật Bản nhiều thế kỷ sau. Những người du mục Mông Cổ luôn ngồi tư thế thõng chân trên mình ngựa, khi xuống đất hoặc ngồi khoanh chân hoặc ngồi cao thõng chân xuống đất. Tất cả những tư thế trên có nguồn gốc sinh hoạt của nó, mà người Việt không có. Quỳ lạy được dùng trong tế lễ, yết kiến vua quan, không thật phổ biến trong sinh hoạt. Đại bộ phận nông dân thích ngồi xổm, tức là ngồi gập đầu gối, đít kê hòn gạch hoặc ghế đẩu, hoặc ngồi không, hoặc ngồi bệt. Ăn và ỉa đều ngồi xổm, riêng ăn thì là tư thế thông thường trong chiến tranh, cái dạ dày luôn bị ép lại, cũng phù hợp với nguồn thức ăn không dồi dào. Và ngồi xổm để đại tiểu tiện cũng dễ cho con người. Cho đến ngày nay, nông thôn đã xây nhà vệ sinh hiện đại, nhưng người ta vẫn ngồi chồm hổm trên đó.
Mất nhiệt cả ngày vào mùa đông, chịu nóng ẩm vào mùa hè, xương cốt khí chất người Việt ngày càng lỏng lẻo dù mới qua tuổi ba mươi. Họ luôn có tư thế so vai rụt cổ, khi ngồi trên ghế tựa, thỉnh thoảng phải co cả hai chân lên ôm gối. Khoa xem tướng nhận định rằng những người đầu gối quá tai ( tư thế ngồi xổm ) là tướng bần hàn suốt đời. Khi viết về người Trung Quốc, người phương Tây nhận xét rằng người Trung Quốc ít khi nhìn thẳng, hay cúi đầu cụp mắt, hệ quả của hàng ngàn năm phong kiến nô dịch. Cúi đầu, lom khom, rụt rè...thực ra là hành vi phổ biến ở người phương Đông bình dân xưa. Những tư thế ăn vào máu con người, vào thời hiện đại, khi không sợ ông vua nữa, thì họ cũng không tự tin khi đứng trước người phương Tây. Thế rồi hình thành một loại người đứng trước người Tây thì như nô lệ, đứng trước người ta lại như thực dân.
Dáng người thấp nhưng đậm, cơ bắp khỏe, người nông dân xưa đi lại luôn có xu hướng chúi về đằng trước. Dáng đi này chịu ảnh hưởng của việc liên tục gánh gồng. Gánh nước, gánh thóc, gánh củi, gánh rau cỏ, gánh phân...từ trẻ con đến người già không ai không phải làm. Đôi vai trở nên vạm vỡ, cơ ngực cũng nở nang, trừ những thời kỳ đói ăn dài, người phụ nữ Việt có bộ ngực nở hơn phụ nữ Hoa. Một số làng thay vì gánh thì đội thúng trên đầu, nhất là các bà đồng nát, nhưng người Việt cũng không thể đội lọ như những người Ấn Độ - Khmer. Người Việt cũng không quen gùi trên lưng như những sắc tộc miền núi, mà sở trường là gánh nặng và đi đường xa. Kéo xe, thồ hàng bằng xe kéo, hoặc bằng xe đạp ( thế kỷ 20 ) cũng là thói quen lao động. Chân giã gạo, tay xay cối, vai gánh nặng, lội đồng, bơi sông, trèo cây hái củi...những hành vi thường ngày có tác dụng rèn luyện sức khỏe và uốn nắn cơ thể có những thói quen ứng xử nhất định, nên khi không lao động nữa người Việt thích ngả ngốn, tưởng chừng không theo một tư thế nào nhất định, nhưng thực ra vẫn là ngồi xổm, gác chân lên bàn hoặc lên ghế, sờ soạng linh tinh, nghiêng bên nọ, ngả bên kia và thay đổi tư thế liên tục. Họ vừa thiếu lại vừa thừa năng lượng. Khí hậu nóng ẩm hay thay đổi, nhiều ruồi muỗi, khiến ai nấy luôn tay gãi và quạt. Tất cả những điều này cộng lại cho thấy rất ít người Việt có khả năng ngồi yên một chỗ năm sáu tiếng, làm nghiên cứu khoa học kiên trì ngày này qua ngày khác, theo đuổi một mục đích duy lý dài lâu. Trong suốt một ngàn năm phong kiến chỉ có hai người có khả năng ấy mà trở thành nhà nghiên cứu duy nhất, đó là Lê Quý Đôn và một người gần được như thế là Phan Huy Chú.
Bái kiến một vị quan. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.
Người Việt cổ vốn ít râu và lông trên người, như lông chân, lông tay, còn lông ngực rất hạn hữu. Quá trình lội bùn cày cấy và mò cua bắt ốc, những lỗ chân lông gần như bị bịt hết, lớp da của họ nhẵn thín như tráng lên đó một lớp màng ni lông nâu bóng, do vậy khả năng đổ mồ hôi khi trời mưa nắng và nóng do lao động rất chậm, trừ khu vực đầu. Đặc điểm này giúp cho cơ thể người nông dân tránh bị cảm nắng khi lội nước dầm dề, nhưng lại thường gây chướng khí trong bụng. Người Việt do đó hay bị đầy hơi chướng, hay đánh rắm bừa bãi, hay khó tiêu. Cho nên theo truyền thống phần lớn thức ăn đem luộc ít xào nướng bằng dầu mỡ và các loại ẩm thực đặc sản rất thanh nhẹ, như bánh gio, bánh cuốn, bánh tẻ. Nếu ăn xong bị đầy bụng, người ta nếu là đàn ông thường véo bảy cái vào bụng và mỗi lần véo thì hú lên một hú, còn đàn bà thì véo chín cái. Trừ tóc và bộ phận sinh dục, thì bao nhiêu lông sót trên người, người ta có xu hướng vặt bằng sạch, như lông nách. Bộ tóc được chăm chút hằng ngày, chải bằng lược thưa và lược bí răng dày. Bẩn thì gội bằng bồ kết nướng. Cả đàn ông và đàn bà đều không cắt tóc, cứ để dài, rồi búi tròn trên đỉnh đầu (gọi là Nhục kháo). Nhưng ông đồ thì chau chuốt hơn, mai tóc vắt lên tai, gọi là mai gọng kính còn móng tay có vài người không bao giờ cắt, để dài tới vài chục phân. Tất cả tóc rụng, móng tay móng chân đều phải nhặt lại. Móng sừng thì cho vào cái túi nhỏ, tóc lại thường giắt vào liếp, có thể dùng đánh gió khi cảm. Khi nào chết người ta gom tóc và móng sừng để vào áo quan. Đó là một phần của trời đất và mẹ cha cho mình không được phép vứt bỏ.
Cùng chiều với tính cách nịnh hót là tính cách ưa nịnh nọt, thích quà biếu, thích khen thưởng, thích tâng bốc cũng đồng thời thích được nghe nói dối và o bế những kẻ tâng bốc mình và không bao giờ chấp nhận phê bình. Dân tộc đã có nhiều cơ hội phát triển, nhưng rồi lại chậm lại, thậm chí thụt lùi chỉ vì những tính cách này. Đó là bài học chưa bao giờ được tiếp nhận.
Người Việt không ưa đàn ông trẻ mà để râu. Râu ria chỉ được phép để khi ngoài 40 tuổi. Nghề cạo râu, sửa tóc, lấy ráy tai có khá sớm, riêng môn cắt tóc chỉ thịnh hành khi phong trào Duy tân và Đông kinh nghĩa thục kêu gọi đổi mới. Còn nhổ lông trên người và nhổ tóc sâu, bắt chấy người ta thường làm giúp nhau như bầy khỉ. Dẫu vậy từng người một, người Việt vẫn tự ngó ngoáy vào cơ thể mình cả ngày. Ngoáy mũi, ngoáy lỗ tai, gãi đầu, nhổ lông nách và ngửi nách, quạt phành phạch. Nếu có đàn bà con gái đứng quanh thì cũng tròng ghẹo, phát vào mông, véo má, véo tai, nếu là trẻ con người ta hay cắn nhẹ vào tay và má. Tất cả các hành vi này đều mang tính vô thức, giải tỏa năng lượng thừa, tạo niềm vui trong cuộc sống thường nhật và gắn kết cộng đồng. Ai không như vậy lại thường không được ưa lắm.
Ở phương Tây nếu không phải người đồng tính người ta rất kị người cùng giới chung phòng hoặc chạm vào nhau. Số người đồng tính ở Việt Nam trong quá khứ không nhiều, trừ những người có căn đồng mà chúng ta có thể bàn sau, nhưng hiện tượng người cùng giới sống thân mật là phổ biến. Đây là một tính cách dân tộc và rất lành mạnh không liên quan gì đến đời sống tính dục. Khi bạn bè thân nhau, người ta hay thích ngủ chung giường và trò chuyện suốt đêm. Khi Khổng giáo phát triển, người ta rất kị việc nam nữ chung sống đặc biệt chưa hôn thú. Ngay với trẻ con cũng vậy, nếu đi đâu xa phải ngủ tập thể, thì nam nằm với nam, nữ nằm với nữ. Trong lối đào tạo Quan họ cổ, trẻ con lên bảy lên tám tuổi, đến nhà ông trùm bà trùm ( những bậc thầy hát Quan họ ) học hát và ngủ đêm luôn ở đó, gọi là ngủ bọn, các bé trai ngủ ở nhà ông trùm, các bé gái ngủ ở nhà bà trùm. Tuy vậy trong giao tiếp hằng ngày, người Việt không ôm hôn, không bắt tay, chào nhau thì cúi đầu, ngả mũ hoặc giơ nón mũ lên cao, đi ra xa thì vẫy tay. Con cái lớn không đứng gần và đứng trước cha mẹ, học trò luôn đi sau thầy, vợ đi sau chồng, trước mặt người lạ luôn giữ một khoảng cách, khoảng cách đó kể cả với chồng. Ở nhà thường nhật hai vợ chồng có thể ngồi cùng mâm, nhưng nếu có khách đến chơi, thì vợ và các con xuống bếp ăn, mâm trên nhà chỉ có ông chủ nhà và khách. Khi chủ nhà đi vắng, người con cả sẽ ngồi tiếp thay bố, chứ mẹ thì không. (Lưu ý rằng những tính cách ứng xử này trong thời chưa ảnh hưởng văn minh phương Tây, không phải là hiện nay).
Có lần dẫn một người bạn nước ngoài đi xem bảo tàng, anh ta thắc mắc trong các chạm khắc đình làng luôn có hình ảnh con người ngửa mặt lên trời hoặc cúi gằm xuống đất. Tôi đã xem điêu khắc đình làng nhiều lần nhưng chưa bao giờ nảy ra câu hỏi như vậy, bèn trả lời cho qua chuyện, cái này cũng giống như điêu khắc Gothic ở phương Tây, con người luôn chỉ có hai tư thế ngửa mặt lên trời cầu Thiên chúa, và cúi mặt xuống đất nhẫn nhục. Có lẽ hình ảnh con người trong chạm khắc cổ Việt Nam phản chiếu một vấn đề khác không có tính tôn giáo như nghệ thuật Gothic. Sự nhẫn nhục, phục tùng là phổ biến trong tính cách bình dân phương Đông cổ, hằng ngày, trong nghệ thuật, và cả ngày nay cũng chưa hết như vậy. Song ngửa mặt lên trời lại không phải là hành vi phổ biến, trong nghệ thuật nó chỉ là biểu hiện sự vui đùa thôi, nó thể hiện sự không coi cái gì ra gì (nhất thời), sự chế nhạo, tự tâng bốc và thỏa mãn với bản thân mình, sự điên rồ tùy hứng, bởi không mấy khi hào sảng như vậy.
Nịnh hót, xun xoe, khúm núm là hành vi hay là phẩm chất, hay đôi khi là cả hai, thì cũng rất thông thường ở người Việt. Mặc dù không ai thích như vậy, nhưng ít ai tránh khỏi vì đó là một tính cách bản năng mất rồi. Người phương Tây sang Việt Nam thế kỷ 17, 18 nhận xét rằng gặp quan lại Việt Nam không thể không có quà biếu. Trao và nhận quà biếu cũng là một tính cách dân tộc có liên hệ mật thiết với sự nịnh hót, khúm núm nói trên. Biểu cảm như thế nào còn là tùy hoàn cảnh và con người cụ thể. Hoặc may hai chiếc áo có hai vạt khác nhau như truyện dân gian về một ông quan. Lúc gặp quan trên thì mặc áo vạt trước ngắn, vì phải cúi mình, lúc gặp dân đen thì mặc áo vạt sau ngắn vì ưỡn bụng vênh vang. Cúi lưng, xoa tay, ngửa mặt đớp lời quan khách, cười nhạt nhưng niềm nở, mắt hấp háy, chân nam đá chân siêu, luống cuống làm việc nọ xọ việc kia, bưng chén hai tay, đuổi ruồi cho ngài, sửa vạt áo cho ngài, xếp lại giày cho ngài, pha trà hảo hạng, mở chai rượu mới nhãn hiệu Napoleon, ngọt giọng bảo vợ đun lại nước sôi, gọi con gái xinh đẹp ra chào khách, khen ngài dạo này trẻ khỏe, hơi gầy, nhưng nom tướng rất phát, ta thán về sự bận bịu của ngài lo việc dân việc nước... Riêng về đề tài này chỉ liệt kê chắc được một bài dài năm bảy trang.
Phan Cẩm Thượng
Friday, 2 October 2009
Bảng Đối Chiếu Từ Ngữ...
Trần Văn Giang
Lời giới thiệu:
Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hòan tòan khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.
Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.
Đã có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là “cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ.” Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài gon cũ (VNCH)đã hoặc sẽ chết. Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình,trong thánh lễ nhà thờ, trong kinh lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử… Hiển nhiên chữ Sài gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của vi xi (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi...) Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồ. Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt ti nạn CS;Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khỏang năm 1950 là họ khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language). Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ. Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của vi xi thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa va Hòang sa của Việt Nam).
Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiếu bài viết của nhiều tác gỉa và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm “địa chỉ” của mình).
T.V.G.
TỪ NGỮ VC -- TỪ NGỮ VNCH
Ấn tượng - Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bác sỹ / Ca sỹ - Bác sĩ / Ca sĩ
Bang - Tiểu bang (State)
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ - Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Báo cáo - Thưa trình, nói, kể
Bảo quản - Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bài nói - Diễn văn
Bảo hiểm (mũ) - An tòan (mũ)
Bèo - Rẻ (tiền)
Bị (đẹp) - Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
Bồi dưỡng (hối lộ?) - Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
Bóng đá - Túc cầu
Bức xúc - Dồn nén, bực tức
Bất ngờ - Ngạc nhiên (surprised)
Bổ sung - Thêm, bổ túc
Cách ly - Cô lập
Cảnh báo - Báo động, phải chú ý
Cái A-lô - Cái điện thọai (telephone receiver)
Cái đài - Radio, máy phát thanh
Căn hộ - Căn nhà
Căng (lắm) - Căng thẳng (intense)
Cầu lông - Vũ cầu
Chảnh - Kiêu ngạo, làm tàng
Chất lượng - Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề cập lượng “quantity”)
Chất xám - Trí tuệ, sự thông minh
Chế độ - Quy chế
Chỉ đạo - Chỉ thị, ra lệnh
Chỉ tiêu - Định suất
Chủ nhiệm – Trưởng ban, Khoa trưởng
Chủ trì - Chủ tọa
Chữa cháy - Cứu hỏa
Chiêu đãi - Thết đãi
Chui - Lén lút
Chuyên chở - Nói lên, nêu ra
Chuyển ngữ - Dịch
Chứng minh nhân dân - Thẻ Căn cuớc
Chủ đạo - Chính
Co cụm - Thu hẹp
Công đoàn - Nghiệp đoàn
Công nghiệp - Kỹ nghệ
Công trình - Công tác
Cơ bản - Căn bản
Cơ khí (tĩnh từ!) - Cầu kỳ, phức tạp
Cơ sở - Căn bản, nguồn gốc
Cửa khẩu - Phi cảng, Hải cảng
Cụm từ - Nhóm chữ
Cứu hộ - Cứu cấp
Diện - Thành phần
Dự kiến - Phỏng định
Đại học mở - ???
Đào tị - Tị nạn
Đầu ra / Đầu vào - Xuất lượng / Nhập lượng
Đại táo / Tiểu táo - Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình
Đại trà - Quy mô, cỡ lớn
Đảm bảo - Bảo đảm
Đăng ký - Ghi danh, ghi tên
Đáp án - Kết quả, trả lời
Đề xuất - Đề nghị
Đội ngũ - Hàng ngũ
Động não - Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
Đồng bào dân tộc - Đồng bào sắc tộc
Động thái - Động lực
Động viên - Khuyến khích
Đột xuất- Bất ngờ
Đường băng - Phi đạo
Đường cao tốc - Xa lộ
Gia công - Làm ăn công
Giải phóng - Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)
Giải phóng mặt bằng - Ủi cho đất bằng
Giản đơn - Đơn giản
Giao lưu - Giao thiệp, trao đổi
Hạch toán - Kế toán
Hải quan - Quan Thuế
Hàng không dân dụng - Hàng không dân sự
Hát đôi - Song ca
Hát tốp - Hợp ca
Hạt nhân (vũ khí) - Nguyên tử
Hậu cần - Tiếp liệu
Học vị - Bằng cấp
Hệ quả - Hậu quả
Hiện đại - Tối tân
Hộ Nhà - Gia đình
Hộ chiếu - Sổ Thông hành
Hồ hởi - Phấn khởi
Hộ khẩu - Tờ khai gia đình
Hội chữ thập đỏ - Hội Hồng Thập Tự
Hoành tráng - Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Hưng phấn - Kích động, vui sướng
Hữu hảo - Tốt đẹp
Hữu nghị - Thân hữu
Huyện - Quận
Kênh - Băng tần (Channel)
Khả năng (có) - Có thể xẩy ra (possible)
Khẩn trương - Nhanh lên
Khâu - Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
Kiều hối - Ngoại tệ
Kiệt suất - Giỏi, xuất sắc
Kinh qua - Trải qua
Làm gái - Làm điếm
Làm việc - Thẩm vấn, điều tra
Lầu năm góc / Nhà trắng - Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch Ốc
Liên hoan - Đại hội, ăn mừng
Liên hệ - Liên lạc (contact)
Linh tinh - Vớ vẩn
Lính gái - Nữ quân nhân
Lính thủy đánh bộ - Thủy quân lục chiến
Lợi nhuận - Lợi tức
Lược tóm - Tóm lược
Lý giải - Giải thích (explain)
Máy bay lên thẳng - Trực thăng
Múa đôi - Khiêu vũ
Mĩ – Mỹ (Hoa kỳ -USA)
Nắm bắt - Nắm vững
Nâng cấp - Nâng, hoặc đưa giá trị lên
Năng nổ - Siêng năng, tháo vát
Nghệ nhân - Thợ, nghệ sĩ
Nghệ danh - Tên (nghệ sĩ - stage name) dùng ngoài tên thật
Nghĩa vụ quân sự - Đi quân dịch
Nghiêm túc - Nghiêm chỉnh
Nghiệp dư - Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)
Nhà khách - Khách sạn
Nhất trí - Đồng lòng, đồng ý
Nhất quán - Luôn luôn, trước sau như một
Người nước ngoài - Ngoại kiều
Nỗi niềm (tĩnh từ!) - Vẻ suy tư
Phần cứng - Cương liệu
Phần mềm - Nhu liệu
Phản ánh - Phản ảnh
Phản hồi - Trả lời, hồi âm
Phát sóng - Phát thanh
Phó Tiến Sĩ - Cao Học
Phi khẩu - Phi trường, phi cảng
Phi vụ - Một vụ trao đổi thương mại (a business deal - thương vụ)
Phục hồi nhân phẩm - Hoàn lương
Phương án - Kế hoạch
Quá tải - Quá sức, quá mức
Quán triệt - Hiểu rõ
Quản lý - Quản trị
Quảng trường - Công trường
Quân hàm - Cấp bực
Quy hoạch - Kế hoạch
Quy trình - Tiến trình
Sốc (“shocked)” - Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên
Sơ tán - Tản cư
Sư - Sư đoàn
Sức khỏe công dân – Y tế công cộng
Sự cố - Trở ngại
Tập đòan / Doanh nghiệp - Công ty
Tên lửa - Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ) - Lưu hành
Tham quan - Thăm viếng
Thanh lý - Thanh toán, chứng minh
Thân thương - Thân mến
Thi công - Làm
Thị phần - Thị trường
Thu nhập - Lợi tức
Thư giãn - Tỉnh táo, giải trí
Thuyết phục (tính) - Có lý (makes sense), hợp lý, tin được
Tiên tiến - Xuất sắc
Tiến công - Tấn công
Tiếp thu - Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội
Tiêu dùng - Tiêu thụ
Tổ lái - Phi hành đòan
Tờ rơi - Truyền đơn
Tranh thủ - Cố gắng
Trí tuệ - Kiến thức
Triển khai - Khai triển
Tư duy - Suy nghĩ
Tư liệu - Tài liệu
Từ - Tiếng, chữ
Ùn tắc - Tắt nghẽn
Vấn nạn - Vấn đề
Vận động viên - Lực sĩ
Viện Ung Bướu – Viện Ung Thư
Vô tư - Tự nhiên
Xác tín - Chính xác
Xe con - Xe du lịch
Xe khách - Xe đò
Xử lý - Giải quyết, thi hành
(… còn tiếp)
* Quý vị nào thấy có thêm những chữ lọai này ở đâu đó (?) hoặc thấy sự đối chiếu chưa đúng (!) thì xin vui lòng mách dùm để nhà cháu bổ túc (không phải bồ sung) và sửa đổi cho đúng (không phải là hoàn chỉnh) và cũng để mọi người cùng phấn khởi (không phải là hồ hởi) tham khảo - Đa tạ…
Trần Văn Giang [ghi chép lại]
TRẦN VĂN GIANG
Việt Báo Thứ Năm, 10/1/2009, 12:00:00 AM
Lời giới thiệu:
Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hòan tòan khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.
Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.
Đã có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là “cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ.” Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài gon cũ (VNCH)đã hoặc sẽ chết. Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình,trong thánh lễ nhà thờ, trong kinh lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử… Hiển nhiên chữ Sài gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của vi xi (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi...) Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồ. Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt ti nạn CS;Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khỏang năm 1950 là họ khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language). Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ. Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của vi xi thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa va Hòang sa của Việt Nam).
Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiếu bài viết của nhiều tác gỉa và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm “địa chỉ” của mình).
T.V.G.
TỪ NGỮ VC -- TỪ NGỮ VNCH
Ấn tượng - Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bác sỹ / Ca sỹ - Bác sĩ / Ca sĩ
Bang - Tiểu bang (State)
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ - Bắc phần / Trung phần / Nam phần
Báo cáo - Thưa trình, nói, kể
Bảo quản - Che chở, giữ gìn, bảo vệ
Bài nói - Diễn văn
Bảo hiểm (mũ) - An tòan (mũ)
Bèo - Rẻ (tiền)
Bị (đẹp) - Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)
Bồi dưỡng (hối lộ?) - Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
Bóng đá - Túc cầu
Bức xúc - Dồn nén, bực tức
Bất ngờ - Ngạc nhiên (surprised)
Bổ sung - Thêm, bổ túc
Cách ly - Cô lập
Cảnh báo - Báo động, phải chú ý
Cái A-lô - Cái điện thọai (telephone receiver)
Cái đài - Radio, máy phát thanh
Căn hộ - Căn nhà
Căng (lắm) - Căng thẳng (intense)
Cầu lông - Vũ cầu
Chảnh - Kiêu ngạo, làm tàng
Chất lượng - Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề cập lượng “quantity”)
Chất xám - Trí tuệ, sự thông minh
Chế độ - Quy chế
Chỉ đạo - Chỉ thị, ra lệnh
Chỉ tiêu - Định suất
Chủ nhiệm – Trưởng ban, Khoa trưởng
Chủ trì - Chủ tọa
Chữa cháy - Cứu hỏa
Chiêu đãi - Thết đãi
Chui - Lén lút
Chuyên chở - Nói lên, nêu ra
Chuyển ngữ - Dịch
Chứng minh nhân dân - Thẻ Căn cuớc
Chủ đạo - Chính
Co cụm - Thu hẹp
Công đoàn - Nghiệp đoàn
Công nghiệp - Kỹ nghệ
Công trình - Công tác
Cơ bản - Căn bản
Cơ khí (tĩnh từ!) - Cầu kỳ, phức tạp
Cơ sở - Căn bản, nguồn gốc
Cửa khẩu - Phi cảng, Hải cảng
Cụm từ - Nhóm chữ
Cứu hộ - Cứu cấp
Diện - Thành phần
Dự kiến - Phỏng định
Đại học mở - ???
Đào tị - Tị nạn
Đầu ra / Đầu vào - Xuất lượng / Nhập lượng
Đại táo / Tiểu táo - Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đình
Đại trà - Quy mô, cỡ lớn
Đảm bảo - Bảo đảm
Đăng ký - Ghi danh, ghi tên
Đáp án - Kết quả, trả lời
Đề xuất - Đề nghị
Đội ngũ - Hàng ngũ
Động não - Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
Đồng bào dân tộc - Đồng bào sắc tộc
Động thái - Động lực
Động viên - Khuyến khích
Đột xuất- Bất ngờ
Đường băng - Phi đạo
Đường cao tốc - Xa lộ
Gia công - Làm ăn công
Giải phóng - Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)
Giải phóng mặt bằng - Ủi cho đất bằng
Giản đơn - Đơn giản
Giao lưu - Giao thiệp, trao đổi
Hạch toán - Kế toán
Hải quan - Quan Thuế
Hàng không dân dụng - Hàng không dân sự
Hát đôi - Song ca
Hát tốp - Hợp ca
Hạt nhân (vũ khí) - Nguyên tử
Hậu cần - Tiếp liệu
Học vị - Bằng cấp
Hệ quả - Hậu quả
Hiện đại - Tối tân
Hộ Nhà - Gia đình
Hộ chiếu - Sổ Thông hành
Hồ hởi - Phấn khởi
Hộ khẩu - Tờ khai gia đình
Hội chữ thập đỏ - Hội Hồng Thập Tự
Hoành tráng - Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Hưng phấn - Kích động, vui sướng
Hữu hảo - Tốt đẹp
Hữu nghị - Thân hữu
Huyện - Quận
Kênh - Băng tần (Channel)
Khả năng (có) - Có thể xẩy ra (possible)
Khẩn trương - Nhanh lên
Khâu - Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoa
Kiều hối - Ngoại tệ
Kiệt suất - Giỏi, xuất sắc
Kinh qua - Trải qua
Làm gái - Làm điếm
Làm việc - Thẩm vấn, điều tra
Lầu năm góc / Nhà trắng - Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch Ốc
Liên hoan - Đại hội, ăn mừng
Liên hệ - Liên lạc (contact)
Linh tinh - Vớ vẩn
Lính gái - Nữ quân nhân
Lính thủy đánh bộ - Thủy quân lục chiến
Lợi nhuận - Lợi tức
Lược tóm - Tóm lược
Lý giải - Giải thích (explain)
Máy bay lên thẳng - Trực thăng
Múa đôi - Khiêu vũ
Mĩ – Mỹ (Hoa kỳ -USA)
Nắm bắt - Nắm vững
Nâng cấp - Nâng, hoặc đưa giá trị lên
Năng nổ - Siêng năng, tháo vát
Nghệ nhân - Thợ, nghệ sĩ
Nghệ danh - Tên (nghệ sĩ - stage name) dùng ngoài tên thật
Nghĩa vụ quân sự - Đi quân dịch
Nghiêm túc - Nghiêm chỉnh
Nghiệp dư - Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)
Nhà khách - Khách sạn
Nhất trí - Đồng lòng, đồng ý
Nhất quán - Luôn luôn, trước sau như một
Người nước ngoài - Ngoại kiều
Nỗi niềm (tĩnh từ!) - Vẻ suy tư
Phần cứng - Cương liệu
Phần mềm - Nhu liệu
Phản ánh - Phản ảnh
Phản hồi - Trả lời, hồi âm
Phát sóng - Phát thanh
Phó Tiến Sĩ - Cao Học
Phi khẩu - Phi trường, phi cảng
Phi vụ - Một vụ trao đổi thương mại (a business deal - thương vụ)
Phục hồi nhân phẩm - Hoàn lương
Phương án - Kế hoạch
Quá tải - Quá sức, quá mức
Quán triệt - Hiểu rõ
Quản lý - Quản trị
Quảng trường - Công trường
Quân hàm - Cấp bực
Quy hoạch - Kế hoạch
Quy trình - Tiến trình
Sốc (“shocked)” - Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiên
Sơ tán - Tản cư
Sư - Sư đoàn
Sức khỏe công dân – Y tế công cộng
Sự cố - Trở ngại
Tập đòan / Doanh nghiệp - Công ty
Tên lửa - Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ) - Lưu hành
Tham quan - Thăm viếng
Thanh lý - Thanh toán, chứng minh
Thân thương - Thân mến
Thi công - Làm
Thị phần - Thị trường
Thu nhập - Lợi tức
Thư giãn - Tỉnh táo, giải trí
Thuyết phục (tính) - Có lý (makes sense), hợp lý, tin được
Tiên tiến - Xuất sắc
Tiến công - Tấn công
Tiếp thu - Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hội
Tiêu dùng - Tiêu thụ
Tổ lái - Phi hành đòan
Tờ rơi - Truyền đơn
Tranh thủ - Cố gắng
Trí tuệ - Kiến thức
Triển khai - Khai triển
Tư duy - Suy nghĩ
Tư liệu - Tài liệu
Từ - Tiếng, chữ
Ùn tắc - Tắt nghẽn
Vấn nạn - Vấn đề
Vận động viên - Lực sĩ
Viện Ung Bướu – Viện Ung Thư
Vô tư - Tự nhiên
Xác tín - Chính xác
Xe con - Xe du lịch
Xe khách - Xe đò
Xử lý - Giải quyết, thi hành
(… còn tiếp)
* Quý vị nào thấy có thêm những chữ lọai này ở đâu đó (?) hoặc thấy sự đối chiếu chưa đúng (!) thì xin vui lòng mách dùm để nhà cháu bổ túc (không phải bồ sung) và sửa đổi cho đúng (không phải là hoàn chỉnh) và cũng để mọi người cùng phấn khởi (không phải là hồ hởi) tham khảo - Đa tạ…
Trần Văn Giang [ghi chép lại]
TRẦN VĂN GIANG
Việt Báo Thứ Năm, 10/1/2009, 12:00:00 AM
Monday, 28 September 2009
Tân cử nhân: Những cú shock nơi công sở
Cập nhật lúc 08h04" , ngày 29/09/2009 -
(VnMedia) - Vượt qua những vòng loại “gay cấn” để nhận được việc làm, khó khăn của các tân cử nhân vẫn chưa dừng lại ở đó. Nhiều sinh viên mới ra trường cảm thấy khó hòa đồng với môi trường làm việc hoặc không hài lòng với lựa chọn của mình.
>> Tân cử nhân: Gập ghềnh xin việc
>> Tân cử nhân: Thừa chứng chỉ - thiếu kinh nghiệm
Không bắt kịp nhịp độ công việc
Mới rời ghế giảng đường đại học, đa số các tân cử nhân đều chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc và sống trong một môi trường mới. Áp lực công việc đối với những người làm việc cho công ty nước ngoài càng trở nên nặng nề hơn bởi cường độ công việc quá lớn. N.T.Lan (SV ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu và đã xuất sắc vượt qua 3 vòng thi gắt gao để đạt được vị trí nhân viên PR cho công ty truyền thông T&A.
Vượt qua vòng tuyển dụng cam go, vẫn còn nhiều khó khăn chờ đợi các tân cử nhân
Bước chân vào nghề, Lan mới biết PR không phải là công việc màu hồng như cô vẫn nghĩ. Khối lượng công việc lớn, lại chưa quen nên xử lý chậm, cảm giác sợ không hoàn thành công việc tạo áp lực lớn lên cô nhân viên mới. "Mỗi sáng bước ra khỏi nhà từ 8h và chỉ kết thúc công việc vào lúc 9h tối, mình đã thật sự kiệt sức!”
Hoàn toàn tự tin vào khả năng, kiến thức của mình, nhiều bạn sinh viên đã bị “vỡ mộng” khi đối diện với những hiện thực công việc hoàn toàn khác với lý thuyết. Là nhân viên phụ trách truyền thông cho ngân hàng Standard Chartered, N.V. Linh (SV ĐH Hà Nội, chuyên ngành tiếng Anh) đã bị shock khi liên tục bị sếp chê về khả năng tiếng Anh của mình. Linh tâm sự: “Công việc trong ngành ngân hàng yêu cầu một hệ thống kiến thức mới, khó nhất là những từ chuyên môn và ý nghĩa của chúng. Thật sự vất vả đối với những sinh viên mới ra trường như mình khi lao vào môi trường làm việc mới mà áp lực hoàn thành công việc lại quá lớn.”
Khó hòa đồng với môi trường làm việc
Một trong những khó khăn khác nữa của các tân cử nhân là trở thành một thành viên được chấp nhận. Đa số các sinh viên mới đi làm đều canh cánh trong mình nỗi lo “ma mới bắt nạt ma cũ”. Có lẽ cũng chính tâm lý này đã khiến các bạn khó hòa đồng với môi trường xung quanh.
N.T.Giang (nhân viên công ty thiết kế NDecor) đã phải bật khóc vì tình cảnh lùi lũi sau hơn một tháng làm việc. Giang tâm sự: “Ngày nào cũng sáng đi tối về, hầu như không có ai để ý tới sự hiện diện của mình ở công ty. Nhiều lúc thèm lắm một người để hỏi thăm nhưng hầu như mọi người đều tỏ ra không nhiệt tình với người mới”.
Rời trường ĐH, nhiều tân cử nhân đối diện với những cú sốc khi bước vào một môi trường mới
Không chỉ dừng lại ở tình cảnh bị “hắt hủi”, N. Vân (nhân viên ngân hàng Agribank) ngoài chức danh nhân viên phân tích thị trường lại nghiễm nhiên được gán với một chức danh mới “nhân viên tạp vụ”. Đã trở thành qui luật bất thành văn, sáng nào Vân cũng phải tới sớm lau dọn bàn ghế, rửa cốc tách và pha trà cho các nhân viên khác trong phòng. “Một loạt những công việc không tên được quàng lên vai mình và mọi người đều coi đó là chuyện nghiễm nhiên, không cần một lời cảm ơn!” - Vân bức xúc.
Bên cạnh mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với sếp cũng là một trong những lo lắng khá lớn của các bạn sinh viên. Lan (nhân viên công ty truyền thông) ngày nào cũng bức xúc với sếp về phần công việc của mình. Cảm giác như bị sếp cố tình “đì”, Lan đã xin rút lui khỏi công ty sau 1 tháng thử việc. “Mọi công việc, dù nhỏ nhặt như làm biên bản họp cũng bị sếp bắt làm đi làm lại quá nhiều lần. Mình mong một tinh thần hợp tác và chỉ bảo tận tình hơn thế!” - Lan tâm sự.
Với tâm lý “ngựa non háu đá”, một số bạn sinh viên với tấm bằng ưu thường tỏ ra quá tự tin vào bản thân. N.Diệu Ngọc là một trong số những sinh viên tốt giỏi của trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội và may mắn trở thành nhân viên của một tổ chức phi chính phủ. Tới với môi trường làm việc mới Ngọc thường cảm thấy “khó chịu” với cung cách làm việc “không chuyên nghiệp”, cô thường xuyên góp ý trực tiếp với các nhân viên khác – ngay cả những người đã có thâm niên làm việc 4, 5 năm. Kết quả là chính công việc Ngọc đảm nhận bị ùn lại vì không có ai sẵn sàng giúp đỡ “nhân viên ưu tú”.Cũng chỉ sau 3 tháng, Ngọc đã phải tự rút lui khỏi vị trí trong mơ vì “quá bức xúc”.
Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng
Tình trạng các tân cử nhân làm việc trái ngành trái nghề là không hiếm và hầu hết sau một thời gian thử thách với công việc mới các cử nhân đều cảm thấy đã đi lạc hướng. Tốt nghiệp với số điểm cao nhất khoa Biên dịch tiếng Anh – Học viện Báo chí tuyên truyền, V.Linh quyết định không theo nghề biên dịch “khô khan và không có sức sáng tạo” để chuyển sang làm nhân viên quan hệ công chúng. Sau 1 tháng làm việc cho công ty truyền thông TH, Linh quyết định bỏ vì lý do “quá vất vả”. Tiếp đó, Linh lại chuyển sang làm thư kí cho công ty TNHH Minh Hoàng nhưng cũng chỉ được 2 tuần vì “không muốn làm chân sai vặt”. Kết quả sau 3 tháng thử thách, Linh lại muốn quay trở lại nghề biên dịch vì “nhớ kiến thức”.
Nuôi mơ ước kiếm tiền đô, một số tân sinh viên đặt vấn đề “tiền lương” làm tiêu chí hàng đầu khi đi xin việc. Khoa tiếng Hàn Quốc, trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) là một trong những khoa “đắt hàng” trong thời điểm Việt Nam đang mở rộng quan hệ với Hàn Quốc như hiện nay. Đa số sinh viên của ngành này đều được đề nghị mức lương từ 300USD trở lên. N.P.Hoa sau 3 tháng làm tại một công ty phần mềm của Hàn Quốc với mức lương 350USD đã xin nghỉ việc vì lý do mức lương chưa thỏa đáng. Hoa biện minh: “Lớp mình có bạn đi làm sales lương hơn 400USD chưa kể ‘lậu’. Những người khác đi làm phiên dịch cũng thừa sức kiếm 500USD mỗi tháng. Nếu so ra lương mình gần như thấp nhất lớp!”.
Kiến thức học được từ trường đại học chỉ là lý thuyết, khi đối diện với thực tế nhiều tân cử nhân đã không chịu được shock! Nhận biết được trước những khó khăn, nhiều câu lạc bộ sinh viên đã tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp cũng như mời những người trong cuộc về trao đổi với các bạn sinh. Tuy nhiên số lượng những buổi hội thảo như thế này vẫn còn rất ít và chưa được thực hiện ở qui mô lớn nên chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia.
Ngọc Trang
(VnMedia) - Vượt qua những vòng loại “gay cấn” để nhận được việc làm, khó khăn của các tân cử nhân vẫn chưa dừng lại ở đó. Nhiều sinh viên mới ra trường cảm thấy khó hòa đồng với môi trường làm việc hoặc không hài lòng với lựa chọn của mình.
>> Tân cử nhân: Gập ghềnh xin việc
>> Tân cử nhân: Thừa chứng chỉ - thiếu kinh nghiệm
Không bắt kịp nhịp độ công việc
Mới rời ghế giảng đường đại học, đa số các tân cử nhân đều chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc và sống trong một môi trường mới. Áp lực công việc đối với những người làm việc cho công ty nước ngoài càng trở nên nặng nề hơn bởi cường độ công việc quá lớn. N.T.Lan (SV ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu và đã xuất sắc vượt qua 3 vòng thi gắt gao để đạt được vị trí nhân viên PR cho công ty truyền thông T&A.
Vượt qua vòng tuyển dụng cam go, vẫn còn nhiều khó khăn chờ đợi các tân cử nhân
Bước chân vào nghề, Lan mới biết PR không phải là công việc màu hồng như cô vẫn nghĩ. Khối lượng công việc lớn, lại chưa quen nên xử lý chậm, cảm giác sợ không hoàn thành công việc tạo áp lực lớn lên cô nhân viên mới. "Mỗi sáng bước ra khỏi nhà từ 8h và chỉ kết thúc công việc vào lúc 9h tối, mình đã thật sự kiệt sức!”
Hoàn toàn tự tin vào khả năng, kiến thức của mình, nhiều bạn sinh viên đã bị “vỡ mộng” khi đối diện với những hiện thực công việc hoàn toàn khác với lý thuyết. Là nhân viên phụ trách truyền thông cho ngân hàng Standard Chartered, N.V. Linh (SV ĐH Hà Nội, chuyên ngành tiếng Anh) đã bị shock khi liên tục bị sếp chê về khả năng tiếng Anh của mình. Linh tâm sự: “Công việc trong ngành ngân hàng yêu cầu một hệ thống kiến thức mới, khó nhất là những từ chuyên môn và ý nghĩa của chúng. Thật sự vất vả đối với những sinh viên mới ra trường như mình khi lao vào môi trường làm việc mới mà áp lực hoàn thành công việc lại quá lớn.”
Khó hòa đồng với môi trường làm việc
Một trong những khó khăn khác nữa của các tân cử nhân là trở thành một thành viên được chấp nhận. Đa số các sinh viên mới đi làm đều canh cánh trong mình nỗi lo “ma mới bắt nạt ma cũ”. Có lẽ cũng chính tâm lý này đã khiến các bạn khó hòa đồng với môi trường xung quanh.
N.T.Giang (nhân viên công ty thiết kế NDecor) đã phải bật khóc vì tình cảnh lùi lũi sau hơn một tháng làm việc. Giang tâm sự: “Ngày nào cũng sáng đi tối về, hầu như không có ai để ý tới sự hiện diện của mình ở công ty. Nhiều lúc thèm lắm một người để hỏi thăm nhưng hầu như mọi người đều tỏ ra không nhiệt tình với người mới”.
Rời trường ĐH, nhiều tân cử nhân đối diện với những cú sốc khi bước vào một môi trường mới
Không chỉ dừng lại ở tình cảnh bị “hắt hủi”, N. Vân (nhân viên ngân hàng Agribank) ngoài chức danh nhân viên phân tích thị trường lại nghiễm nhiên được gán với một chức danh mới “nhân viên tạp vụ”. Đã trở thành qui luật bất thành văn, sáng nào Vân cũng phải tới sớm lau dọn bàn ghế, rửa cốc tách và pha trà cho các nhân viên khác trong phòng. “Một loạt những công việc không tên được quàng lên vai mình và mọi người đều coi đó là chuyện nghiễm nhiên, không cần một lời cảm ơn!” - Vân bức xúc.
Bên cạnh mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với sếp cũng là một trong những lo lắng khá lớn của các bạn sinh viên. Lan (nhân viên công ty truyền thông) ngày nào cũng bức xúc với sếp về phần công việc của mình. Cảm giác như bị sếp cố tình “đì”, Lan đã xin rút lui khỏi công ty sau 1 tháng thử việc. “Mọi công việc, dù nhỏ nhặt như làm biên bản họp cũng bị sếp bắt làm đi làm lại quá nhiều lần. Mình mong một tinh thần hợp tác và chỉ bảo tận tình hơn thế!” - Lan tâm sự.
Với tâm lý “ngựa non háu đá”, một số bạn sinh viên với tấm bằng ưu thường tỏ ra quá tự tin vào bản thân. N.Diệu Ngọc là một trong số những sinh viên tốt giỏi của trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội và may mắn trở thành nhân viên của một tổ chức phi chính phủ. Tới với môi trường làm việc mới Ngọc thường cảm thấy “khó chịu” với cung cách làm việc “không chuyên nghiệp”, cô thường xuyên góp ý trực tiếp với các nhân viên khác – ngay cả những người đã có thâm niên làm việc 4, 5 năm. Kết quả là chính công việc Ngọc đảm nhận bị ùn lại vì không có ai sẵn sàng giúp đỡ “nhân viên ưu tú”.Cũng chỉ sau 3 tháng, Ngọc đã phải tự rút lui khỏi vị trí trong mơ vì “quá bức xúc”.
Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng
Tình trạng các tân cử nhân làm việc trái ngành trái nghề là không hiếm và hầu hết sau một thời gian thử thách với công việc mới các cử nhân đều cảm thấy đã đi lạc hướng. Tốt nghiệp với số điểm cao nhất khoa Biên dịch tiếng Anh – Học viện Báo chí tuyên truyền, V.Linh quyết định không theo nghề biên dịch “khô khan và không có sức sáng tạo” để chuyển sang làm nhân viên quan hệ công chúng. Sau 1 tháng làm việc cho công ty truyền thông TH, Linh quyết định bỏ vì lý do “quá vất vả”. Tiếp đó, Linh lại chuyển sang làm thư kí cho công ty TNHH Minh Hoàng nhưng cũng chỉ được 2 tuần vì “không muốn làm chân sai vặt”. Kết quả sau 3 tháng thử thách, Linh lại muốn quay trở lại nghề biên dịch vì “nhớ kiến thức”.
Nuôi mơ ước kiếm tiền đô, một số tân sinh viên đặt vấn đề “tiền lương” làm tiêu chí hàng đầu khi đi xin việc. Khoa tiếng Hàn Quốc, trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) là một trong những khoa “đắt hàng” trong thời điểm Việt Nam đang mở rộng quan hệ với Hàn Quốc như hiện nay. Đa số sinh viên của ngành này đều được đề nghị mức lương từ 300USD trở lên. N.P.Hoa sau 3 tháng làm tại một công ty phần mềm của Hàn Quốc với mức lương 350USD đã xin nghỉ việc vì lý do mức lương chưa thỏa đáng. Hoa biện minh: “Lớp mình có bạn đi làm sales lương hơn 400USD chưa kể ‘lậu’. Những người khác đi làm phiên dịch cũng thừa sức kiếm 500USD mỗi tháng. Nếu so ra lương mình gần như thấp nhất lớp!”.
Kiến thức học được từ trường đại học chỉ là lý thuyết, khi đối diện với thực tế nhiều tân cử nhân đã không chịu được shock! Nhận biết được trước những khó khăn, nhiều câu lạc bộ sinh viên đã tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp cũng như mời những người trong cuộc về trao đổi với các bạn sinh. Tuy nhiên số lượng những buổi hội thảo như thế này vẫn còn rất ít và chưa được thực hiện ở qui mô lớn nên chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia.
Ngọc Trang
Tuesday, 8 September 2009
Giáo dục Việt Nam - ‘cần tính toán lại’
Quốc Phương
BBCvietnamese.com
Quần chúng là một dãy số không. Nhưng sức mạnh của dãy số ấy được nhân lên bao nhiêu lần, phụ thuộc vào con số đứng trước các con số đó là bao nhiêu,’ đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết dẫn một châm ngôn phương Tây để nói về tầm quan trọng của quản lý.
Giáo sư Thuyết tỏ ra tán thành với chủ đề năm học mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới phát động trong bức thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân gửi 63 tỉnh thành cả nước hôm 01/09, theo đó đây là ‘Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.’
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi này với BBC Việt ngữ hôm 07/9/2009, vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng nhiều thay đổi và phong trào của ngành giáo dục thời gian qua ‘vụn vặt’ và ‘chưa đi vào bản chất.’
Giáo sư Thuyết cũng đặt vấn đề cần tính toán lại việc lâu nay Việt Nam đưa vào giảng dạy bắt buộc ở bậc đại học và cao đẳng các môn học chính trị, tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử đảng cộng sản v.v…
Bình luận về hai trọng tâm ‘quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng’ được nêu trong bức thư nhân dịp khai giảng năm học mới của ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Thuyết nói:
"Nếu người quản lý mà giỏi, sẽ liên kết và tập hợp được sức mạnh của quần chúng và sẽ làm nên được những thành tựu. Tôi hy vọng với đổi mới về quản lý, giáo dục Việt Nam sẽ có những bước tiến mới."
Thế nhưng, ông Thuyết, cũng đặt ra câu hỏi thế nào là đổi mới quản lý: "Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục.
"Nhưng chúng tôi cũng thấy những sửa đổi, bổ sung này chưa căn bản. Cần có những sửa đổi căn bản hơn, hệ thống hơn thì mới thúc đẩy được giáo dục phát triển."
‘Ôm đồm, ứng thí’
Về vấn đề phân công, phân cấp quản lý, mà có thể hiểu rộng thêm là phân quyền, tản quyền, ông Thuyết thẳng thắn cho rằng Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam vẫn ôm đồm quá nhiều :
"Bộ thu vào mình quá nhiều công việc và bây giờ cần trả lại những quyền nhất định cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, các địa phương và Bộ chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước thôi."
Đại biểu này cũng lưu ý về năng lực đội ngũ quản lý ở các trường, sở địa phương : "Những người quản lý cụ thể ở đây cũng cần phải được bồi dưỡng năng lực để có thể đảm trách nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất."
Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục. Nhưng chúng tôi cũng thấy những sửa đổi, bổ sung này chưa căn bản. Cần có những sửa đổi căn bản hơn, hệ thống hơn thì mới thúc đẩy được giáo dục phát triển.
GS Nguyễn Minh Thuyết
Trước câu hỏi về tình trạng không nhất quán ở trong nước khi đánh giá mô hình giáo dục Việt Nam hiện đang gặp khủng hoảng hay là không, ông Thuyết cho hay :
"Tôi cho rằng đánh giá về giáo dục Việt Nam hiện nay có một số các xu hướng. Trong đó có xu hướng phủ nhận hoàn toàn, cũng có xu hướng có ý đề cao, bênh vực. Tôi không cực đoan, không thiên về một hướng nào mà cho rằng nên đánh giá một cách công bằng."
Giáo dục Việt Nam trong mấy chục năm qua, theo ông Thuyết, đã đào tạo được một thế hệ người có đủ năng lực ‘thực hiện đường lối đổi mới’, ‘góp phần đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc’ và ‘tình trạng kém phát triển’.
Tuy nhiên, vẫn theo ông, so với yêu cầu thực tế đang đặt ra, và một số nước xung quanh, Việt Nam còn cần phải ‘hết sức cố gắng thì mới theo kịp’.
"Đúng là giáo dục phải có những đổi mới mạnh mẽ, căn bản, từ hệ thống cho tới tính chất của nền giáo dục. Vì nền giáo dục Việt Nam từ trước tới nay vẫn mang tính chất ứng thí nhiều," ông Thuyết giải thích.
"Tức là để đối phó với các kỳ thi, để lấy bằng cấp, chứ chưa gắn bó chặt chẽ với thực tế, với thị trường lao động và chưa trở thành một bộ phận hữu cơ của thị trường này"
"Các thay đổi trong ngành giáo dục, những phong trào của ngành giáo dục đúng là vẫn còn có tính chất vụn vặt, chưa đi vào bản chất những việc cần giải quyết.
"Tác động của nó ở đâu đó, ở một vài bộ phận nào đó thì có, nhưng một cách tổng thể, để tạo ra một sức mạnh mới, thì chưa có," Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhận xét.
‘Cần tính toán lại’
Về câu hỏi bao giờ các đại học, cao đẳng có thể bỏ hẳn việc dạy phổ cập các môn học chính trị, lý luận Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản khoa học, lịch sử đảng cộng sản v.v…, như ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước, đại biểu Thuyết cho hay:
"Chúng ta cần tính toán lại các môn chung trong nhà trường, ngoài các môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử đảng cộng sản…, còn có các môn khác như giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, chiếm một thời lượng tương đối lớn.
"Cần tính các môn này cần cho các khối ngành nào. Vì có những khối, ngành gắn bó chặt chẽ với các môn đó. Còn có những khối ngành khác thì xa hơn, nên phải tính lại cho hợp lý."
GS Nguyễn Minh Thuyết còn là đại biểu Quốc hội
GS Thuyết, người từng làm Phó Hiệu trưởng ở một đại học xã hội, nhân văn trong nước, cho rằng cần đặt các ‘môn học’ chính trị, tư tưởng này trong một hệ thống những môn có tầm khái quát cao hơn như lịch sử triết học, lịch sử Việt Nam, lịch sử tư tưởng để có lôgíc hơn.
"Trong quá trình học tập, nếu quan tâm, có nguyện vọng, các sinh viên có thể được hướng dẫn hoặc tự nghiên cứu sâu hơn phần này, hoặc phần khác," ông nói thêm.
Ông cũng lưu ý việc cần so sánh với chuẩn quốc tế : "Sinh viên ta ra nước ngoài khó được công nhận bằng cấp và có thể bị đòi hỏi học bù lại thời lượng đã học các môn chung đó.
"Mặt khác, các sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, không học các môn đó, mà Việt Nam phải công nhận là người có trình độ đại học và cũng sắp xếp công việc như những người đã học các môn đó với thời lượng rất nhiều, e rằng, có sự mất công bằng."
Ông đề xuất chỉ nên để những người tốt nghiệp muốn trở thành công chức nhà nước, bồi dưỡng, tăng cường thêm các môn lý luận, chính trị này ở các trường công chức.
Còn những người khác làm việc ở các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, các khu vực dân doanh v.v… không nhất thiết phải học sâu.
‘Khoảng trời sáng tạo’
Với thâm niên trên dưới bốn chục năm trong ngành giáo dục, khi được hỏi điều gì làm ông chưa hài lòng, GS Thuyết cho hay, trước hết, giáo dục Việt Nam chưa gắn kết với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, với xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.
"Gắn bó chặt chẽ và phục vụ cho các bộ phận khác trong xã hội, thì giáo dục mới tuân theo quy luật phát triển tự nhiên và có một kết quả tốt đẹp hơn.
"Còn nếu tiếp tục đi theo con đường hàn lâm, tách rời thị trường lao động, tách rời các vấn đề vừa đề cập, thì rõ ràng giáo dục khó thoả mãn được yêu cầu của xã hội."
Ông Thuyết lấy ví dụ việc phân ban đại học cho tới nay là chỉ phục vụ kỳ thi đại học, cao đẳng mà không gắn bó với thị trường lao động, không như ở một số nước mà ông từng tham quan, khảo sát như Pháp hay Đức.
Giáo sư Thuyết còn xác định vấn đề đối với giáo viên: "Ông thầy ở Việt Nam có những thế hệ được đào tạo rất cũ và không theo kịp cái mới. Đặc biệt, phương pháp dạy học rất cổ.
"Thêm nữa, ông thầy này lại bị ảnh hưởng của xã hội mà một phần mang tính gia trưởng. Khi sự gia trưởng này vào nhà trường, người học trở có thể trở nên rụt rè và thiếu sức sáng tạo."
Thế nhưng, vẫn theo ông Thuyết, người từng chủ biên nhiều công trình giáo khoa ở bậc phổ thông môn tiếng Việt, thì chính người thầy ở Việt Nam ‘cũng không được tự do’ :
"Đây không nói tới vấn đề hệ thống chính trị, mà về quản lý chuyên môn, bộ hay sở quản quá chặt, quản tới từng giờ, theo đó, người thầy phải dạy cái gì và phải theo sách.
"Vì nếu đi dự giờ, mà thấy giáo viên không theo đúng hướng dẫn của sách giáo viên, người ta đã có thể hạ điểm chấm thi giáo viên. Điều đó làm cho giáo viên không thể sáng tạo.
"Cần phải để cho giáo viên một khoảng trời sáng tạo, phù hợp với lớp học, học sinh, thì người ta dạy học mới tốt," đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói.
BBCvietnamese.com
Quần chúng là một dãy số không. Nhưng sức mạnh của dãy số ấy được nhân lên bao nhiêu lần, phụ thuộc vào con số đứng trước các con số đó là bao nhiêu,’ đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết dẫn một châm ngôn phương Tây để nói về tầm quan trọng của quản lý.
Giáo sư Thuyết tỏ ra tán thành với chủ đề năm học mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới phát động trong bức thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân gửi 63 tỉnh thành cả nước hôm 01/09, theo đó đây là ‘Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.’
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi này với BBC Việt ngữ hôm 07/9/2009, vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng nhiều thay đổi và phong trào của ngành giáo dục thời gian qua ‘vụn vặt’ và ‘chưa đi vào bản chất.’
Giáo sư Thuyết cũng đặt vấn đề cần tính toán lại việc lâu nay Việt Nam đưa vào giảng dạy bắt buộc ở bậc đại học và cao đẳng các môn học chính trị, tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử đảng cộng sản v.v…
Bình luận về hai trọng tâm ‘quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng’ được nêu trong bức thư nhân dịp khai giảng năm học mới của ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Thuyết nói:
"Nếu người quản lý mà giỏi, sẽ liên kết và tập hợp được sức mạnh của quần chúng và sẽ làm nên được những thành tựu. Tôi hy vọng với đổi mới về quản lý, giáo dục Việt Nam sẽ có những bước tiến mới."
Thế nhưng, ông Thuyết, cũng đặt ra câu hỏi thế nào là đổi mới quản lý: "Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục.
"Nhưng chúng tôi cũng thấy những sửa đổi, bổ sung này chưa căn bản. Cần có những sửa đổi căn bản hơn, hệ thống hơn thì mới thúc đẩy được giáo dục phát triển."
‘Ôm đồm, ứng thí’
Về vấn đề phân công, phân cấp quản lý, mà có thể hiểu rộng thêm là phân quyền, tản quyền, ông Thuyết thẳng thắn cho rằng Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam vẫn ôm đồm quá nhiều :
"Bộ thu vào mình quá nhiều công việc và bây giờ cần trả lại những quyền nhất định cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, các địa phương và Bộ chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước thôi."
Đại biểu này cũng lưu ý về năng lực đội ngũ quản lý ở các trường, sở địa phương : "Những người quản lý cụ thể ở đây cũng cần phải được bồi dưỡng năng lực để có thể đảm trách nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất."
Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục. Nhưng chúng tôi cũng thấy những sửa đổi, bổ sung này chưa căn bản. Cần có những sửa đổi căn bản hơn, hệ thống hơn thì mới thúc đẩy được giáo dục phát triển.
GS Nguyễn Minh Thuyết
Trước câu hỏi về tình trạng không nhất quán ở trong nước khi đánh giá mô hình giáo dục Việt Nam hiện đang gặp khủng hoảng hay là không, ông Thuyết cho hay :
"Tôi cho rằng đánh giá về giáo dục Việt Nam hiện nay có một số các xu hướng. Trong đó có xu hướng phủ nhận hoàn toàn, cũng có xu hướng có ý đề cao, bênh vực. Tôi không cực đoan, không thiên về một hướng nào mà cho rằng nên đánh giá một cách công bằng."
Giáo dục Việt Nam trong mấy chục năm qua, theo ông Thuyết, đã đào tạo được một thế hệ người có đủ năng lực ‘thực hiện đường lối đổi mới’, ‘góp phần đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc’ và ‘tình trạng kém phát triển’.
Tuy nhiên, vẫn theo ông, so với yêu cầu thực tế đang đặt ra, và một số nước xung quanh, Việt Nam còn cần phải ‘hết sức cố gắng thì mới theo kịp’.
"Đúng là giáo dục phải có những đổi mới mạnh mẽ, căn bản, từ hệ thống cho tới tính chất của nền giáo dục. Vì nền giáo dục Việt Nam từ trước tới nay vẫn mang tính chất ứng thí nhiều," ông Thuyết giải thích.
"Tức là để đối phó với các kỳ thi, để lấy bằng cấp, chứ chưa gắn bó chặt chẽ với thực tế, với thị trường lao động và chưa trở thành một bộ phận hữu cơ của thị trường này"
"Các thay đổi trong ngành giáo dục, những phong trào của ngành giáo dục đúng là vẫn còn có tính chất vụn vặt, chưa đi vào bản chất những việc cần giải quyết.
"Tác động của nó ở đâu đó, ở một vài bộ phận nào đó thì có, nhưng một cách tổng thể, để tạo ra một sức mạnh mới, thì chưa có," Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhận xét.
‘Cần tính toán lại’
Về câu hỏi bao giờ các đại học, cao đẳng có thể bỏ hẳn việc dạy phổ cập các môn học chính trị, lý luận Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản khoa học, lịch sử đảng cộng sản v.v…, như ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước, đại biểu Thuyết cho hay:
"Chúng ta cần tính toán lại các môn chung trong nhà trường, ngoài các môn Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử đảng cộng sản…, còn có các môn khác như giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, chiếm một thời lượng tương đối lớn.
"Cần tính các môn này cần cho các khối ngành nào. Vì có những khối, ngành gắn bó chặt chẽ với các môn đó. Còn có những khối ngành khác thì xa hơn, nên phải tính lại cho hợp lý."
GS Nguyễn Minh Thuyết còn là đại biểu Quốc hội
GS Thuyết, người từng làm Phó Hiệu trưởng ở một đại học xã hội, nhân văn trong nước, cho rằng cần đặt các ‘môn học’ chính trị, tư tưởng này trong một hệ thống những môn có tầm khái quát cao hơn như lịch sử triết học, lịch sử Việt Nam, lịch sử tư tưởng để có lôgíc hơn.
"Trong quá trình học tập, nếu quan tâm, có nguyện vọng, các sinh viên có thể được hướng dẫn hoặc tự nghiên cứu sâu hơn phần này, hoặc phần khác," ông nói thêm.
Ông cũng lưu ý việc cần so sánh với chuẩn quốc tế : "Sinh viên ta ra nước ngoài khó được công nhận bằng cấp và có thể bị đòi hỏi học bù lại thời lượng đã học các môn chung đó.
"Mặt khác, các sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, không học các môn đó, mà Việt Nam phải công nhận là người có trình độ đại học và cũng sắp xếp công việc như những người đã học các môn đó với thời lượng rất nhiều, e rằng, có sự mất công bằng."
Ông đề xuất chỉ nên để những người tốt nghiệp muốn trở thành công chức nhà nước, bồi dưỡng, tăng cường thêm các môn lý luận, chính trị này ở các trường công chức.
Còn những người khác làm việc ở các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, các khu vực dân doanh v.v… không nhất thiết phải học sâu.
‘Khoảng trời sáng tạo’
Với thâm niên trên dưới bốn chục năm trong ngành giáo dục, khi được hỏi điều gì làm ông chưa hài lòng, GS Thuyết cho hay, trước hết, giáo dục Việt Nam chưa gắn kết với phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, với xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.
"Gắn bó chặt chẽ và phục vụ cho các bộ phận khác trong xã hội, thì giáo dục mới tuân theo quy luật phát triển tự nhiên và có một kết quả tốt đẹp hơn.
"Còn nếu tiếp tục đi theo con đường hàn lâm, tách rời thị trường lao động, tách rời các vấn đề vừa đề cập, thì rõ ràng giáo dục khó thoả mãn được yêu cầu của xã hội."
Ông Thuyết lấy ví dụ việc phân ban đại học cho tới nay là chỉ phục vụ kỳ thi đại học, cao đẳng mà không gắn bó với thị trường lao động, không như ở một số nước mà ông từng tham quan, khảo sát như Pháp hay Đức.
Giáo sư Thuyết còn xác định vấn đề đối với giáo viên: "Ông thầy ở Việt Nam có những thế hệ được đào tạo rất cũ và không theo kịp cái mới. Đặc biệt, phương pháp dạy học rất cổ.
"Thêm nữa, ông thầy này lại bị ảnh hưởng của xã hội mà một phần mang tính gia trưởng. Khi sự gia trưởng này vào nhà trường, người học trở có thể trở nên rụt rè và thiếu sức sáng tạo."
Thế nhưng, vẫn theo ông Thuyết, người từng chủ biên nhiều công trình giáo khoa ở bậc phổ thông môn tiếng Việt, thì chính người thầy ở Việt Nam ‘cũng không được tự do’ :
"Đây không nói tới vấn đề hệ thống chính trị, mà về quản lý chuyên môn, bộ hay sở quản quá chặt, quản tới từng giờ, theo đó, người thầy phải dạy cái gì và phải theo sách.
"Vì nếu đi dự giờ, mà thấy giáo viên không theo đúng hướng dẫn của sách giáo viên, người ta đã có thể hạ điểm chấm thi giáo viên. Điều đó làm cho giáo viên không thể sáng tạo.
"Cần phải để cho giáo viên một khoảng trời sáng tạo, phù hợp với lớp học, học sinh, thì người ta dạy học mới tốt," đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói.
Tuesday, 1 September 2009
Lớp trưởng...kiểu Đức
Theo Vietnamnet.
============================
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước?
Ảnh: Bảo Anh.
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hạnh đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
*
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này , ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan”, đứa là “lính" ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.
*
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “Lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay:
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm – Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
- Tự con đánh gía về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO". Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
*
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!
(Viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010)
Trần Đình Ngân (Đức)
============================
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước?
Ảnh: Bảo Anh.
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hạnh đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
*
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này , ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan”, đứa là “lính" ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.
*
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “Lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay:
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm – Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
- Tự con đánh gía về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO". Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
*
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!
(Viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010)
Trần Đình Ngân (Đức)
Wednesday, 26 August 2009
Giảng viên vừa thiếu vừa yếu
TT - “Tập trung giải quyết yếu kém trong quản lý giáo dục ĐH” là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với Bộ GD-ĐT trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2009-2010 tại hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới khối các trường ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25-8.
Giảng viên trẻ Trường ĐHSP TP.HCM Nguyễn Hồ Phương Chi trong một giờ dạy tiếng Anh tại trường -Ảnh: Như Hùng
Theo Thủ tướng, chính quản lý nhà nước còn yếu kém, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập nên chưa huy động, khai thác được nhiều nguồn lực trong xã hội, trong dân, chưa tranh thủ, thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài để phát triển giáo dục ĐH. “Phải rà soát khung pháp lý để quản lý các trường ĐH, CĐ trong khuôn khổ pháp luật để không phải xin-cho” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong khi đó, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội - Bộ GD-ĐT đã thừa nhận như vậy khi đánh giá về những hạn chế, yếu kém của giáo dục ĐH hiện nay.
376 trường, chỉ có 320 giáo sư!
Năm học 2009-2010: tất cả các trường phải chuyển sang học chế tín chỉ
- Rà soát quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu, đánh giá mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm... Chấn chỉnh các tình trạng có quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu trái pháp luật, sinh viên vi phạm quy chế thi, tốt nghiệp và giáo viên chấp nhận các tiêu cực đó.
- Tiếp tục chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, là năm học bản lề để các trường chuẩn bị đến năm học 2010-2011 tất cả phải chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ.
- Xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp đầu ra và thực hiện “ba công khai” trong đào tạo, đến cuối năm 2010 các trường phải công bố công khai về năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo và tài chính. Các trường phải công khai mức học phí của từng năm học và dự kiến cả khóa học cho người học trước khi thực hiện tuyển sinh.
- Thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng các trường ĐH, CĐ, phấn đấu đến hết năm 2010 có 90% các trường ĐH, CĐ hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 80% các trường ĐH và 50% các trường CĐ được đơn vị khác đánh giá.
Bộ GD-ĐT cho rằng chất lượng giáo dục ĐH bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tình trạng “các trường thành lập mới, nâng cấp từ trung cấp chuyên nghiệp lên CĐ hoặc CĐ lên ĐH chủ yếu là các trường tư thục và các trường đóng tại địa phương, chưa thực hiện đúng cam kết khi thành lập trường, tiến độ triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển trường chậm làm ảnh hưởng đến điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo”.
“Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng và yếu về chất lượng” được Bộ GD-ĐT coi là “hạn chế lớn nhất” ở những trường ĐH, CĐ này. Nhiều trường ngoài công lập được thành lập trong tình trạng “vay mượn” hoàn toàn đội ngũ giảng viên, đến khi thành lập đi vào hoạt động thực tế chỉ có trong tay vài ba cán bộ, giảng viên cơ hữu.
Nhưng giảng viên không chỉ là vấn đề của riêng những trường mới thành lập hay ngoài công lập. Ngay cả đối với toàn hệ thống giáo dục ĐH, bao gồm những trường ĐH công lập lớn, thực trạng đội ngũ giảng viên cũng đáng báo động. Vụ Giáo dục ĐH cho biết: tính đến ngày 10-8, tổng số giảng viên cơ hữu của tất cả các trường ĐH, CĐ trong cả nước là 61.190 người.
Nếu chỉ xét về số lượng thuần túy thì con số này đã tăng hơn 5.000 người so với năm học 2007-2008. Nhưng nếu xét về chất lượng, đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ đang có sự sút giảm đáng kể. Số giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường ĐH, CĐ hiện chiếm 13,86%, giảm so với tỉ lệ 14,33% của năm học 2007-2008. Hiện cả nước chỉ có 6.217 giảng viên ĐH, CĐ có trình độ tiến sĩ. Cả nước có 376 trường ĐH, CĐ nhưng số giảng viên có chức danh giáo sư trong cả nước là... 320 người. Lực lượng kế cận là các phó giáo sư cũng chỉ chưa đầy 2.000 giảng viên có chức danh này.
Thực trạng này dẫn đến “một số trường thiếu cán bộ đầu đàn, không đủ cán bộ có kinh nghiệm giảng dạy và có trình độ cao ở từng lĩnh vực chuyên môn chính, vì vậy không đủ cả năng lực biên soạn giáo trình”- bà Trần Thị Hà, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết.
Sai phạm từ liên kết đào tạo
Thế nhưng đội ngũ giảng viên vừa yếu về chất lượng vừa thiếu về số lượng đó vẫn đang phải gánh cả số lượng đào tạo không chính quy khổng lồ với gần 900.000 sinh viên, trong đó chủ yếu là chỉ tiêu đào tạo theo hình thức liên kết. Kết quả thanh tra hoạt động liên kết đào tạo (LKĐT) mới nhất của Bộ GD-ĐT cho thấy hầu hết các trường ĐH đều có hoạt động LKĐT, một số trường như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Đà Lạt, ĐH Nha Trang, ĐH Cần Thơ... có quy mô LKĐT rất lớn.
“Một số trường triển khai LKĐT với quy mô khá lớn, cả với ngành mới được phép đào tạo, đội ngũ giảng viên chưa nhiều như ngành kế toán của Trường ĐH Nha Trang, dẫn đến vượt quá năng lực của trường...” - ông Nguyễn Văn Chiến, chánh thanh tra giáo dục, cho biết.
Do thiếu giảng viên, hầu hết các lớp LKĐT được tổ chức học cuốn chiếu từng môn, nhiều môn học không dạy đủ số tiết quy định để tiết kiệm chi phí và dễ bố trí giảng viên - ông Nguyễn Ngọc Trúc, phó chánh thanh tra giáo dục, cho biết. Môn triết học có 60 tiết dạy trong... năm ngày - đó là thực tế đã diễn ra ở lớp LKĐT của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Tiền Giang.
Kỷ lục hơn là với số tiết dạy tương tự của môn triết học, lớp LKĐT ngành kế toán của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Long An chỉ cần dạy trong... ba ngày rưỡi. Cũng ở lớp này, 60 tiết môn tin học được dạy trong ba ngày rưỡi, 60 tiết môn toán xác suất thống kê dạy trong... ba ngày đã xong.
“Mỗi giảng viên về địa phương sẽ dạy một mạch vài ngày hết một môn rồi tổ chức thi hết môn ngay sau đó. Dạy liên tục với cường độ cao 8-10 tiết/ngày, lại chỉ học một môn duy nhất, khả năng truyền đạt của thầy và khả năng tiếp thu của người học đều bị hạn chế rất nhiều. Học liên tục 5-6 ngày để hết môn, người học làm sao có thể tiếp thu được kiến thức”- ông Trúc nhận xét.
THANH HÀ
Giảng viên trẻ Trường ĐHSP TP.HCM Nguyễn Hồ Phương Chi trong một giờ dạy tiếng Anh tại trường -Ảnh: Như Hùng
Theo Thủ tướng, chính quản lý nhà nước còn yếu kém, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập nên chưa huy động, khai thác được nhiều nguồn lực trong xã hội, trong dân, chưa tranh thủ, thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài để phát triển giáo dục ĐH. “Phải rà soát khung pháp lý để quản lý các trường ĐH, CĐ trong khuôn khổ pháp luật để không phải xin-cho” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong khi đó, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội - Bộ GD-ĐT đã thừa nhận như vậy khi đánh giá về những hạn chế, yếu kém của giáo dục ĐH hiện nay.
376 trường, chỉ có 320 giáo sư!
Năm học 2009-2010: tất cả các trường phải chuyển sang học chế tín chỉ
- Rà soát quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu, đánh giá mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm... Chấn chỉnh các tình trạng có quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu trái pháp luật, sinh viên vi phạm quy chế thi, tốt nghiệp và giáo viên chấp nhận các tiêu cực đó.
- Tiếp tục chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, là năm học bản lề để các trường chuẩn bị đến năm học 2010-2011 tất cả phải chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ.
- Xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp đầu ra và thực hiện “ba công khai” trong đào tạo, đến cuối năm 2010 các trường phải công bố công khai về năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo và tài chính. Các trường phải công khai mức học phí của từng năm học và dự kiến cả khóa học cho người học trước khi thực hiện tuyển sinh.
- Thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng các trường ĐH, CĐ, phấn đấu đến hết năm 2010 có 90% các trường ĐH, CĐ hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 80% các trường ĐH và 50% các trường CĐ được đơn vị khác đánh giá.
Bộ GD-ĐT cho rằng chất lượng giáo dục ĐH bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tình trạng “các trường thành lập mới, nâng cấp từ trung cấp chuyên nghiệp lên CĐ hoặc CĐ lên ĐH chủ yếu là các trường tư thục và các trường đóng tại địa phương, chưa thực hiện đúng cam kết khi thành lập trường, tiến độ triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển trường chậm làm ảnh hưởng đến điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo”.
“Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng và yếu về chất lượng” được Bộ GD-ĐT coi là “hạn chế lớn nhất” ở những trường ĐH, CĐ này. Nhiều trường ngoài công lập được thành lập trong tình trạng “vay mượn” hoàn toàn đội ngũ giảng viên, đến khi thành lập đi vào hoạt động thực tế chỉ có trong tay vài ba cán bộ, giảng viên cơ hữu.
Nhưng giảng viên không chỉ là vấn đề của riêng những trường mới thành lập hay ngoài công lập. Ngay cả đối với toàn hệ thống giáo dục ĐH, bao gồm những trường ĐH công lập lớn, thực trạng đội ngũ giảng viên cũng đáng báo động. Vụ Giáo dục ĐH cho biết: tính đến ngày 10-8, tổng số giảng viên cơ hữu của tất cả các trường ĐH, CĐ trong cả nước là 61.190 người.
Nếu chỉ xét về số lượng thuần túy thì con số này đã tăng hơn 5.000 người so với năm học 2007-2008. Nhưng nếu xét về chất lượng, đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ đang có sự sút giảm đáng kể. Số giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường ĐH, CĐ hiện chiếm 13,86%, giảm so với tỉ lệ 14,33% của năm học 2007-2008. Hiện cả nước chỉ có 6.217 giảng viên ĐH, CĐ có trình độ tiến sĩ. Cả nước có 376 trường ĐH, CĐ nhưng số giảng viên có chức danh giáo sư trong cả nước là... 320 người. Lực lượng kế cận là các phó giáo sư cũng chỉ chưa đầy 2.000 giảng viên có chức danh này.
Thực trạng này dẫn đến “một số trường thiếu cán bộ đầu đàn, không đủ cán bộ có kinh nghiệm giảng dạy và có trình độ cao ở từng lĩnh vực chuyên môn chính, vì vậy không đủ cả năng lực biên soạn giáo trình”- bà Trần Thị Hà, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết.
Sai phạm từ liên kết đào tạo
Thế nhưng đội ngũ giảng viên vừa yếu về chất lượng vừa thiếu về số lượng đó vẫn đang phải gánh cả số lượng đào tạo không chính quy khổng lồ với gần 900.000 sinh viên, trong đó chủ yếu là chỉ tiêu đào tạo theo hình thức liên kết. Kết quả thanh tra hoạt động liên kết đào tạo (LKĐT) mới nhất của Bộ GD-ĐT cho thấy hầu hết các trường ĐH đều có hoạt động LKĐT, một số trường như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Đà Lạt, ĐH Nha Trang, ĐH Cần Thơ... có quy mô LKĐT rất lớn.
“Một số trường triển khai LKĐT với quy mô khá lớn, cả với ngành mới được phép đào tạo, đội ngũ giảng viên chưa nhiều như ngành kế toán của Trường ĐH Nha Trang, dẫn đến vượt quá năng lực của trường...” - ông Nguyễn Văn Chiến, chánh thanh tra giáo dục, cho biết.
Do thiếu giảng viên, hầu hết các lớp LKĐT được tổ chức học cuốn chiếu từng môn, nhiều môn học không dạy đủ số tiết quy định để tiết kiệm chi phí và dễ bố trí giảng viên - ông Nguyễn Ngọc Trúc, phó chánh thanh tra giáo dục, cho biết. Môn triết học có 60 tiết dạy trong... năm ngày - đó là thực tế đã diễn ra ở lớp LKĐT của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Tiền Giang.
Kỷ lục hơn là với số tiết dạy tương tự của môn triết học, lớp LKĐT ngành kế toán của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Long An chỉ cần dạy trong... ba ngày rưỡi. Cũng ở lớp này, 60 tiết môn tin học được dạy trong ba ngày rưỡi, 60 tiết môn toán xác suất thống kê dạy trong... ba ngày đã xong.
“Mỗi giảng viên về địa phương sẽ dạy một mạch vài ngày hết một môn rồi tổ chức thi hết môn ngay sau đó. Dạy liên tục với cường độ cao 8-10 tiết/ngày, lại chỉ học một môn duy nhất, khả năng truyền đạt của thầy và khả năng tiếp thu của người học đều bị hạn chế rất nhiều. Học liên tục 5-6 ngày để hết môn, người học làm sao có thể tiếp thu được kiến thức”- ông Trúc nhận xét.
THANH HÀ
Tiếng Hà Nội
Phạm Đình Trọng
Nhà văn đang sống ở TP. HCM
Không dễ tìm trả lời văn hóa Hà Nội là gì
Sự kiện Một ngàn năm Thăng Long – Hà Nội rất xứng đáng được ngân sách nhà nước đầu tư khỏan tiền lớn để có những công trình đánh dấu một mốc son thời gian, một bề dày lịch sử vẻ vang của một Thủ đô văn hiến.
Nhưng đầu tư hàng ngàn tỉ đồng làm những công trình hiện đại, hòanh tráng như đường hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt để rồi chỉ một trận mưa ngay sau ngày khánh thành đã biến hầm giao thông hiện đại tầm cỡ thế giới trở thành bể ngầm chứa nước mưa thì liệu có đáng?
Đầu tư cả trăm tỉ đồng làm bộ phim về những nhân vật, những sự kiện lịch sử của Thăng Long – Hà Nội.
Bộ phim đang được thực hiện ồn ào, ráo riết nhưng liệu có thóat được số phận của những bộ phim “cúng cụ”, bộ phim chỉ như một thứ lễ vật, bình hoa, đĩa trái cây, dâng lên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày tết.
Phim làm xong, sau vài buổi chiếu chiêu đãi cho khách mời trong lễ kỉ niệm rồi lại xếp im lìm mãi mãi trong kho vì phim đưa ra rạp chiếu không có người xem!
Tất cả những bộ phim làm bằng chục tỉ, trăm tỉ từ ngân sách nhà nước để kỉ niệm những ngày lễ lớn từ trước đến nay đều như vậy cả, đều chìm nghỉm, không một tiếng vang, không một dấu ấn! Có chăng chỉ để lại dấu ấn về sự hao hụt đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân!
Trong khi đó, nét hào hoa, thanh lịch của người kinh kì đã bị mai một, vơi cạn hầu như mất sạch, không còn dấu tích.
Con người văn hóa, cốt nền văn hóa của cư dân Thủ đô ngàn tuổi đã xuống cấp tới mức thê thảm thì không được nhìn nhận để đầu tư nâng cấp!
Một trong những nỗi đau lòng, nỗi tủi hổ về sự mất mát vẻ thanh lịch kinh kì, về sự xuống cấp cốt nền văn hóa người Hà Nội là tiếng nói Hà Nội lịch lãm, du dương và là chuẩn mực của tiếng Việt không còn nữa!
Sống ở Hà Nội hôm nay phải nghe quá nhiều tiếng nói thô lỗ, tục tĩu và ngọng nghịu!
'Nối sống trụy nạc'
Khát vọng lớn nhất của kẻ sĩ, những hiền tài đất nước là khát vọng cống hiến, giúp ích cho đời, làm lợi cho dân cho nước.
Người Hà Nội nói ngọng không còn là cá biệt, không chỉ có ở một vài người, không chỉ có ở tầng lớp bình dân.
Nói ngọng đã trở thành ngôn ngữ bình thường, quen tai của Hà Nội rồi! Học sinh, sinh viên nói ngọng!
Quan chức lên truyền hình cũng nói ngọng! Nói ngọng dẫn đến viết ngọng cả trong văn bản chính qui nhà nước.
Nói ngọng lúc đầu chỉ lẻ tẻ, thưa thớt, họa hằn đã được bỏ qua nên đến nay ngọng nghịu đã tràn lan, đã trở thành sự thách thức.
Cách đây hơn hai mươi năm, tôi đến Thư viện Quân đội ở số tám mươi ba phố Lý Nam Đế, Hà Nội dự phiên tòa của tòa án quân sự xét xử một sĩ quan là họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh đã chụp những tấm ảnh phụ nữ khỏa thân.
Mặc dù tôi rất muốn ngồi dự phiên tòa để chia sẻ với người bạn nghệ sĩ của tôi gặp nạn nhưng nghe ông thiếu tá chủ trì phiên tòa nói ngọng ''phải lói rằng chụp ảnh khỏa thân nà nối sống trụy nạc'' chối tai quá, thất vọng quá, mất lòng tin vào người cầm cân công lí quá, tôi phải bỏ về.
Anh bạn tôi, họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, đại úy quân đội chỉ vì chụp ảnh khỏa thân đã bị ông quan tòa nói ngọng tuyên mức án bốn năm tù giam.
Ông thiếu tá nói ngọng cứ tuần tự thăng tiến tới đại tá và ngôn ngữ ngọng nghịu cũng tuần tự phát triển lan rộng như cỏ mùa xuân!
Ngôn ngữ ngọng nghịu lan nhanh từ người lao động lam lũ mình trần ngòai bến cảng đến công chức áo sơ mi trắng, giày da trong phòng máy lạnh, lan từ chợ búa, hè phố đến giảng trường, công sở!
Ngôn ngữ hình thành không phải chỉ ở cơ cấu vật chất của cuống họng, không phải chỉ ở cơ chế vận động của cái lưỡi, của răng, môi.
Ngôn ngữ còn do nền tảng văn hóa, do con người văn hóa, do cấp độ lịch lãm, tinh tế của tâm hồn, do truyền thống thanh lịch của vùng đất tạo thành.
Người dân đất kinh kì Tràng An, từ xa xưa vẫn có tiếng thanh lịch: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An, ca dao.
Có một thời, dân gian vẫn gọi đất kinh kì Thăng Long, Đông Đô là Tràng An. Người Tràng An thanh lịch từ lời ăn tiếng nói đến cung cách quan hệ, giao tiếp, ứng xử xã hội.
Thanh lịch từ việc làm ra những sản phẩm tinh xảo, sang trọng, có độ tin cậy cao đến sự tinh tế trong thưởng lãm nghệ thuật, thưởng lãm ẩm thực.
Kinh kì là nơi hội tụ tinh hoa cả nước, nơi những hiền tài, những nguyên khí quốc gia được phát hiện từ mọi miền đất nước đưa về kinh kì làm việc trong bộ máy nhà nước, lo cho dân cho nước, làm rạng rỡ nòi giống Việt Nam.
Quan chức nhà nước, những người cai trị đất nước bao giờ cũng là hình mẫu của xã hội. Quan chức lịch lãm thì xã hội lịch lãm.
Quan chức thô lỗ, dung tục thì xã hội thô lỗ, dung tục. Tinh hoa của đất nước dồn tụ về kinh đô tạo nên thanh lịch kinh kì. Vì thế thanh lịch là phẩm chất không thể thiếu của người kinh kì ngàn năm văn hiến.
'Chuẩn nghèo văn hóa'
Ông Phạm Đình Trọng nói Hà Nội nay đổi khác nhiều so với trước
Người Hà Nội nói ngọng tràn lan là một sự thông báo về cốt nền văn hóa, con người văn hóa, về cấp độ lịch lãm, tinh tế của người Hà Nội hôm nay.
Đó còn là biểu hiện mức độ hội tụ hiền tài đất nước. Bộ máy nhà nước lành mạnh phải là nơi thu hút, hội tụ hiền tài đất nước và bộ máy nhà nước trung ương ở thủ đô chính là nơi hội tụ hiền tài lớn nhất.
Nhưng một ông thứ trưởng họp báo lớn tiếng xỉ vả trí thức đã dám lên tiếng phản biện về dự án bô xít thì ông thứ trưởng đó dứt khóat không phải là hiền tài đất nước.
Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhà nước đã định ra một chuẩn nghèo làm căn cứ bình xét người thuộc diện nghèo để được hưởng trợ cấp xóa nghèo.
Trí thức là thành phần ưu tú của nhân dân, những người có tầm trí tuệ cao và nhân cách văn hóa lớn. Họ chỉ nói theo mệnh lệnh của lẽ phải, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Họ không thể nói những điều ngược với lợi ích nhân dân dù đó là mệnh lệnh của quyền lực. Xỉ vả trí thức, ông thứ trưởng ấy hòan tòan đủ Chuẩn nghèo văn hóa!
Khát vọng lớn nhất của kẻ sĩ, những hiền tài đất nước là khát vọng cống hiến, giúp ích cho đời, làm lợi cho dân cho nước, khát vọng cho chứ không phải khát vọng bổng lộc, hưởng thụ, khát vọng nhận.
Sự tham nhũng, vơ vét lộng hành, trắng trợn trong đội ngũ quan chức ở mọi cấp, mọi nơi thì đội ngũ quan chức ấy dứt khóat không phải là hiền tài đất nước!
Một chế độ bầu cử dân chủ hình thức, người dân chỉ là chiếc máy bỏ phiếu dưới sự bấm nút và đôn đốc giám sát của cơ quan quyền lực, người dân hòan tòan bị gạt ra rìa trong việc đề cử, bầu chọn người tài.
Một cơ chế đề bạt, cất nhắc quan chức hòan tòan khép kín, trong tổ chức, theo ý muốn người có quyền dẫn đến việc chạy chức chạy quyền diễn ra như ngang nhiên ở khắp nơi thì bộ máy nhà nước ấy dứt khóat không thể thu hút được hiền tài thực sự.
Đó là nguyên cớ sâu xa dẫn đến sự dung tục, xuống cấp của con người công chức nhà nước và dẫn đến sự thảm hại của con người văn hóa Hà Nội hôm nay.
Đó là mảnh đất màu mỡ của cánh rừng ngôn ngữ Hà Nội dung tục và ngọng nghịu hôm nay.
'Lâu đài trên cát'
Chỉ quan tâm xây dựng văn hóa vật chất mà không chăm lo bồi đắp giá trị văn hóa phi vật chất là chúng ta đang xây dựng những lâu đài trên cát.
Các nhà khoa học từ nhiều nơi đến Hà Nội dự hội thảo khoa học vừa đến sân bay Nội Bài đã phải nghe một nhân viên sân bay xẵng giọng: Tôi không hỏi, ông đừng có lói, cứ theo tờ khai mà nàm!
Điều đó không còn là chuyện nhỏ nữa! Nói ngọng đã trở thành đặc trưng ngôn ngữ người dân sống trên mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến!
Điều đó không còn là chuyện nhỏ nữa!
Cũng đừng nghĩ rằng giữa đường ngầm giao thông hiện đại trở thành bể ngầm chứa nước mưa không có sự liên hệ với những người Hà Nội nói ngọng.
Mối liên hệ ở đây là cốt nền văn hóa, là con người văn hóa. Những người dân bình thường có cốt nền văn hóa kinh kì, có sự tinh tế lịch lãm kinh kì thì không thể nói ngọng.
Những trí thức thiết kế, thi công, chỉ huy thực hiện công trình đường hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt có nhân cách văn hóa, có khát vọng cống hiến, khát vọng cho thì không thể làm ăn giả dối, tắc trách, rút ruột công trình, chỉ cốt sao kiếm lợi cho cá nhân, bỏ mặc chất lượng công trình!
Giữa những công trình hiện đại hòanh tráng và những con người thiếu hụt giá trị văn hóa nhân văn đã hiển hiện rất rõ thảm cảnh: Sự chênh lệch, khập khiễng quá lớn giữa giá trị văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất.
Chỉ quan tâm xây dựng văn hóa vật chất mà không chăm lo bồi đắp giá trị văn hóa phi vật chất là chúng ta đang xây dựng những lâu đài trên cát mà không có cọc móng!
Nhà văn đang sống ở TP. HCM
Không dễ tìm trả lời văn hóa Hà Nội là gì
Sự kiện Một ngàn năm Thăng Long – Hà Nội rất xứng đáng được ngân sách nhà nước đầu tư khỏan tiền lớn để có những công trình đánh dấu một mốc son thời gian, một bề dày lịch sử vẻ vang của một Thủ đô văn hiến.
Nhưng đầu tư hàng ngàn tỉ đồng làm những công trình hiện đại, hòanh tráng như đường hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt để rồi chỉ một trận mưa ngay sau ngày khánh thành đã biến hầm giao thông hiện đại tầm cỡ thế giới trở thành bể ngầm chứa nước mưa thì liệu có đáng?
Đầu tư cả trăm tỉ đồng làm bộ phim về những nhân vật, những sự kiện lịch sử của Thăng Long – Hà Nội.
Bộ phim đang được thực hiện ồn ào, ráo riết nhưng liệu có thóat được số phận của những bộ phim “cúng cụ”, bộ phim chỉ như một thứ lễ vật, bình hoa, đĩa trái cây, dâng lên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày tết.
Phim làm xong, sau vài buổi chiếu chiêu đãi cho khách mời trong lễ kỉ niệm rồi lại xếp im lìm mãi mãi trong kho vì phim đưa ra rạp chiếu không có người xem!
Tất cả những bộ phim làm bằng chục tỉ, trăm tỉ từ ngân sách nhà nước để kỉ niệm những ngày lễ lớn từ trước đến nay đều như vậy cả, đều chìm nghỉm, không một tiếng vang, không một dấu ấn! Có chăng chỉ để lại dấu ấn về sự hao hụt đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân!
Trong khi đó, nét hào hoa, thanh lịch của người kinh kì đã bị mai một, vơi cạn hầu như mất sạch, không còn dấu tích.
Con người văn hóa, cốt nền văn hóa của cư dân Thủ đô ngàn tuổi đã xuống cấp tới mức thê thảm thì không được nhìn nhận để đầu tư nâng cấp!
Một trong những nỗi đau lòng, nỗi tủi hổ về sự mất mát vẻ thanh lịch kinh kì, về sự xuống cấp cốt nền văn hóa người Hà Nội là tiếng nói Hà Nội lịch lãm, du dương và là chuẩn mực của tiếng Việt không còn nữa!
Sống ở Hà Nội hôm nay phải nghe quá nhiều tiếng nói thô lỗ, tục tĩu và ngọng nghịu!
'Nối sống trụy nạc'
Khát vọng lớn nhất của kẻ sĩ, những hiền tài đất nước là khát vọng cống hiến, giúp ích cho đời, làm lợi cho dân cho nước.
Người Hà Nội nói ngọng không còn là cá biệt, không chỉ có ở một vài người, không chỉ có ở tầng lớp bình dân.
Nói ngọng đã trở thành ngôn ngữ bình thường, quen tai của Hà Nội rồi! Học sinh, sinh viên nói ngọng!
Quan chức lên truyền hình cũng nói ngọng! Nói ngọng dẫn đến viết ngọng cả trong văn bản chính qui nhà nước.
Nói ngọng lúc đầu chỉ lẻ tẻ, thưa thớt, họa hằn đã được bỏ qua nên đến nay ngọng nghịu đã tràn lan, đã trở thành sự thách thức.
Cách đây hơn hai mươi năm, tôi đến Thư viện Quân đội ở số tám mươi ba phố Lý Nam Đế, Hà Nội dự phiên tòa của tòa án quân sự xét xử một sĩ quan là họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh đã chụp những tấm ảnh phụ nữ khỏa thân.
Mặc dù tôi rất muốn ngồi dự phiên tòa để chia sẻ với người bạn nghệ sĩ của tôi gặp nạn nhưng nghe ông thiếu tá chủ trì phiên tòa nói ngọng ''phải lói rằng chụp ảnh khỏa thân nà nối sống trụy nạc'' chối tai quá, thất vọng quá, mất lòng tin vào người cầm cân công lí quá, tôi phải bỏ về.
Anh bạn tôi, họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, đại úy quân đội chỉ vì chụp ảnh khỏa thân đã bị ông quan tòa nói ngọng tuyên mức án bốn năm tù giam.
Ông thiếu tá nói ngọng cứ tuần tự thăng tiến tới đại tá và ngôn ngữ ngọng nghịu cũng tuần tự phát triển lan rộng như cỏ mùa xuân!
Ngôn ngữ ngọng nghịu lan nhanh từ người lao động lam lũ mình trần ngòai bến cảng đến công chức áo sơ mi trắng, giày da trong phòng máy lạnh, lan từ chợ búa, hè phố đến giảng trường, công sở!
Ngôn ngữ hình thành không phải chỉ ở cơ cấu vật chất của cuống họng, không phải chỉ ở cơ chế vận động của cái lưỡi, của răng, môi.
Ngôn ngữ còn do nền tảng văn hóa, do con người văn hóa, do cấp độ lịch lãm, tinh tế của tâm hồn, do truyền thống thanh lịch của vùng đất tạo thành.
Người dân đất kinh kì Tràng An, từ xa xưa vẫn có tiếng thanh lịch: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An, ca dao.
Có một thời, dân gian vẫn gọi đất kinh kì Thăng Long, Đông Đô là Tràng An. Người Tràng An thanh lịch từ lời ăn tiếng nói đến cung cách quan hệ, giao tiếp, ứng xử xã hội.
Thanh lịch từ việc làm ra những sản phẩm tinh xảo, sang trọng, có độ tin cậy cao đến sự tinh tế trong thưởng lãm nghệ thuật, thưởng lãm ẩm thực.
Kinh kì là nơi hội tụ tinh hoa cả nước, nơi những hiền tài, những nguyên khí quốc gia được phát hiện từ mọi miền đất nước đưa về kinh kì làm việc trong bộ máy nhà nước, lo cho dân cho nước, làm rạng rỡ nòi giống Việt Nam.
Quan chức nhà nước, những người cai trị đất nước bao giờ cũng là hình mẫu của xã hội. Quan chức lịch lãm thì xã hội lịch lãm.
Quan chức thô lỗ, dung tục thì xã hội thô lỗ, dung tục. Tinh hoa của đất nước dồn tụ về kinh đô tạo nên thanh lịch kinh kì. Vì thế thanh lịch là phẩm chất không thể thiếu của người kinh kì ngàn năm văn hiến.
'Chuẩn nghèo văn hóa'
Ông Phạm Đình Trọng nói Hà Nội nay đổi khác nhiều so với trước
Người Hà Nội nói ngọng tràn lan là một sự thông báo về cốt nền văn hóa, con người văn hóa, về cấp độ lịch lãm, tinh tế của người Hà Nội hôm nay.
Đó còn là biểu hiện mức độ hội tụ hiền tài đất nước. Bộ máy nhà nước lành mạnh phải là nơi thu hút, hội tụ hiền tài đất nước và bộ máy nhà nước trung ương ở thủ đô chính là nơi hội tụ hiền tài lớn nhất.
Nhưng một ông thứ trưởng họp báo lớn tiếng xỉ vả trí thức đã dám lên tiếng phản biện về dự án bô xít thì ông thứ trưởng đó dứt khóat không phải là hiền tài đất nước.
Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhà nước đã định ra một chuẩn nghèo làm căn cứ bình xét người thuộc diện nghèo để được hưởng trợ cấp xóa nghèo.
Trí thức là thành phần ưu tú của nhân dân, những người có tầm trí tuệ cao và nhân cách văn hóa lớn. Họ chỉ nói theo mệnh lệnh của lẽ phải, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Họ không thể nói những điều ngược với lợi ích nhân dân dù đó là mệnh lệnh của quyền lực. Xỉ vả trí thức, ông thứ trưởng ấy hòan tòan đủ Chuẩn nghèo văn hóa!
Khát vọng lớn nhất của kẻ sĩ, những hiền tài đất nước là khát vọng cống hiến, giúp ích cho đời, làm lợi cho dân cho nước, khát vọng cho chứ không phải khát vọng bổng lộc, hưởng thụ, khát vọng nhận.
Sự tham nhũng, vơ vét lộng hành, trắng trợn trong đội ngũ quan chức ở mọi cấp, mọi nơi thì đội ngũ quan chức ấy dứt khóat không phải là hiền tài đất nước!
Một chế độ bầu cử dân chủ hình thức, người dân chỉ là chiếc máy bỏ phiếu dưới sự bấm nút và đôn đốc giám sát của cơ quan quyền lực, người dân hòan tòan bị gạt ra rìa trong việc đề cử, bầu chọn người tài.
Một cơ chế đề bạt, cất nhắc quan chức hòan tòan khép kín, trong tổ chức, theo ý muốn người có quyền dẫn đến việc chạy chức chạy quyền diễn ra như ngang nhiên ở khắp nơi thì bộ máy nhà nước ấy dứt khóat không thể thu hút được hiền tài thực sự.
Đó là nguyên cớ sâu xa dẫn đến sự dung tục, xuống cấp của con người công chức nhà nước và dẫn đến sự thảm hại của con người văn hóa Hà Nội hôm nay.
Đó là mảnh đất màu mỡ của cánh rừng ngôn ngữ Hà Nội dung tục và ngọng nghịu hôm nay.
'Lâu đài trên cát'
Chỉ quan tâm xây dựng văn hóa vật chất mà không chăm lo bồi đắp giá trị văn hóa phi vật chất là chúng ta đang xây dựng những lâu đài trên cát.
Các nhà khoa học từ nhiều nơi đến Hà Nội dự hội thảo khoa học vừa đến sân bay Nội Bài đã phải nghe một nhân viên sân bay xẵng giọng: Tôi không hỏi, ông đừng có lói, cứ theo tờ khai mà nàm!
Điều đó không còn là chuyện nhỏ nữa! Nói ngọng đã trở thành đặc trưng ngôn ngữ người dân sống trên mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến!
Điều đó không còn là chuyện nhỏ nữa!
Cũng đừng nghĩ rằng giữa đường ngầm giao thông hiện đại trở thành bể ngầm chứa nước mưa không có sự liên hệ với những người Hà Nội nói ngọng.
Mối liên hệ ở đây là cốt nền văn hóa, là con người văn hóa. Những người dân bình thường có cốt nền văn hóa kinh kì, có sự tinh tế lịch lãm kinh kì thì không thể nói ngọng.
Những trí thức thiết kế, thi công, chỉ huy thực hiện công trình đường hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt có nhân cách văn hóa, có khát vọng cống hiến, khát vọng cho thì không thể làm ăn giả dối, tắc trách, rút ruột công trình, chỉ cốt sao kiếm lợi cho cá nhân, bỏ mặc chất lượng công trình!
Giữa những công trình hiện đại hòanh tráng và những con người thiếu hụt giá trị văn hóa nhân văn đã hiển hiện rất rõ thảm cảnh: Sự chênh lệch, khập khiễng quá lớn giữa giá trị văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất.
Chỉ quan tâm xây dựng văn hóa vật chất mà không chăm lo bồi đắp giá trị văn hóa phi vật chất là chúng ta đang xây dựng những lâu đài trên cát mà không có cọc móng!
Sunday, 9 August 2009
Phim "The Scent of Green Papaya"
Đạo diễn Trần Anh Hùng
Phim Mùi đu đủ xanh (1993)
Phim Xích Lô (Cyclo), 1995
Phim Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun), 2000
Phim Mùi đu đủ xanh (1993)
Phim Xích Lô (Cyclo), 1995
Phim Mùa hè chiều thẳng đứng (The Vertical Ray of the Sun), 2000
Sunday, 2 August 2009
Những làng 'rỗng' và tiền mua sự bất trắc
Một năm sau mở rộng Hà Nội:
Cập nhật lúc 08:14, Thứ Hai, 03/08/2009 (GMT+7)
,
- Một năm quay trở lại, giật mình khi thấy nhiều làng quê của Hà Nội mở rộng đang trở nên "rỗng". Lề lối sinh hoạt làng xã đã đổi thay khi làng không còn ruộng, chẳng còn nhà nông, khi những lối sống không chọn lựa của đời sống thị dân ùa vào. Đất không, nghề không, văn hóa làng xã lung lay khi bị nhấc ra khỏi nền móng là những gì tạo nên văn hóa và đời sống của một làng Việt Nam ngàn đời, môi trường cảnh quan bị "bê tông hóa"... khiến những làng quê này trở nên trống rỗng, mất dần đi những thứ đáng giá nhất của nó. Làng đã không còn là làng...
LTS: Tuy mới một năm, nhưng có những vùng quê của Hà Nội mở rộng thực sự khởi sắc. Đã có những con đường rộng vắt qua những ngọn đồi mà người dân ở đây đã từng mơ ước hết cả đời người, đã có những mái trường hiện lên như ở trong mơ, đã có những làng quê rực rỡ ánh điện trong đêm… Chúng ta không thể không nói rằng: Một tương lai ngập tràn hạnh phúc và niềm tin đang đến với người dân.
Nhưng bên cạnh những niềm vui ấy là những nỗi lo lắng và cả nỗi sợ đang ngày đêm canh cánh cùng với người dân khi "cơn lốc" của đô thị hoá trùm lên các làng bản còn nghèo khó. Hiện thực cho chúng ta thấy không ít điều tốt đẹp đã bị cuốn đi.
Đâu đó những công trình như dự án đô thị mới, khu du lịch sinh thái, nhà máy, công trường... đã bắt đầu dựng lên một thế giới bê tông ở những nơi mà hàng ngàn năm nay là những vùng thiên nhiên đẹp đẽ, là những làng Việt Nam truyền thống, là nơi trú ngụ những vẻ đẹp thẳm sâu của con người Việt Nam. Và không ít những người dân ở những nơi được đô thị hoá đang sống trong hoang mang về công ăn việc làm trong một tương lai gần đối với họ và con cháu của họ.
Văn minh hoá là con đường tất yếu của một xã hội phát triển. Nhưng nền văn minh ấy phải chứa đựng trong nó những vẻ đẹp của thiên nhiên, của văn hoá truyền thống và phải chứa đựng tính nhân văn cho những con người sống trong nền văn minh ấy.
Vì lẽ đó, những câu chuyện mà VietNamNet sẽ giới thiệu qua loạt bài "Hà Nội sau một năm mở rộng" tuy chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh toàn cảnh của Hà Nội sau một năm trở thành "đại đô thị", nhưng sẽ mang lại cho chúng ta một cách nhìn, một lời tham vấn để đóng góp cho chính quyền đưa ra những quyết sách hợp lý hơn trong thời gian tới của Hà Nội mở rộng.
"Xóa" làng thành khu đô thị?
Tròn một năm nhóm PV VietNamNet trở lại xã Đông Xuân (trước thuộc Lương Sơn, Hoà Bình, nay về huyện Quốc Oai, Hà Nội), chúng tôi không khỏi bất ngờ khi bon bon ô tô trên 3km đường từ thôn Đồng Âm về trung tâm xã.
Một năm trước, đây còn là con đường mòn vắt ngang quả đồi cao hàng chục mét, chỉ có dấu chân trâu, chân bò như nó vẫn thế hàng trăm năm nay thì bây giờ là đường bê tông rộng 4m xẻ đôi quả đồi hiện lên như một giấc mơ.
Con đường đẹp như mơ đối với người dân xã Đông Xuân
Ông Chủ tịch xã Nguyễn Văn Hoà nói vui rằng: "Bên kia đồi (thôn Đồng Âm) chỉ hơn 100 hộ, tính ra mỗi hộ được 30m đường bê tông trong hoàn cảnh xã còn nghèo là…hơi phí. Nhiều người nói với tôi rằng, cả khi mới về Hà Nội rồi, có mơ họ cũng không dám mơ một con đường khang trang vắt ngang quả đồi như vậy”.
Nhân tiện ông Hoà khoe luôn: “Nếu chưa về Hà Nội, thì cũng chưa biết bao giờ xã mới có được một trường tiểu học đúng nghĩa thế này”, nói đoạn, ông Hoà chỉ tay về phía ngôi trường 3 tỷ đang đổ mái tầng 2 nằm ngay sau UB xã. Vậy là từ năm này, xã sắp có trường chuẩn quốc gia hẳn hoi rồi.
Thế nhưng, niềm vui này lại khiến hơn 4.000 dân từ nông dân đến ông Chủ tịch xã Đông Xuân lo lắng hơn. Họ sợ, tới đây, chỉ một dự án được “tái phê” thôi thì cả ngàn người sẽ mất đất, mất nhà. Và con đường, ngôi trường đẹp đẽ kia sẽ chẳng còn nhiều ý nghĩa khi mà họ không biết sẽ làm gì để sống.
900ha ruộng của xã cũng sắp phải giao lại cho dự án này.
Toàn xã Đông Xuân có diện tích gần 1.700 ha đất, nhưng hiện tại đã mất đi gần 400 ha đất rừng và một phần đất ruộng do tỉnh Hòa Bình cấp phép thu hồi đất cho các dự án du lịch sinh thái và dự án khai thác đá.
Ông Nguyễn Xuân Hòa cho biết, trước khi lấy đất của dân các doanh nghiệp vào có hứa sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nghề, bảo vệ rừng cho dân. Thế nhưng “lời hứa gió bay”, đã 5 năm rồi, ngay đến tiền hỗ trợ bảo vệ rừng cho dân ở thôn Lập Thành, thôn Đồng Rằng và thôn Đồng Bén doanh nghiệp cũng không chịu trả. Và những người nông dân quá ư trong sáng này giờ ngơ ngác không hiểu lời hứa đang mỗi ngày một rời xa họ kia là thuộc về ai : những doanh nghiệp hay là những người quản lý?
Chưa hết, trong số 1.300ha còn lại của xã này thì có đến 900ha cũng đã có quyết định thu hồi cho dự án Khu đô thị Đông Tiến Xuân do Công ty TNHH một thành viên Sudyco Tiến Xuân làm chủ ngay trước ngày xã này về Hà Nội.
“Dự án này được phê duyệt từ trước khi xã chúng tôi được sát nhập về Hà Nội, nhưng sau đó dự án tạm thời bị dừng lại để chờ quy hoạch của Thành phố. Dự án này có tiếp tục hay không thì chúng tôi chưa biết, nhưng nếu thực hiện thì nói thật, trừ phần núi đá không lấy làm gì, thì coi như… cả xã bị xoá sổ để làm khu đô thị mới. Chả còn nhà dân, đất ruộng, thậm chí đến trụ sở uỷ ban cũng không còn” ông chủ tịch xã nói.
Ông Đinh Công Thân, trưởng thôn Đá Thâm và anh Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch hội nông dân xã cùng tỏ vẻ ngán ngẩm ở khi nói về dự án đô thị mới: Dân lo rằng, nếu được duyệt thì dân không chỉ mất đất ruộng, mà đến cả nhà ở cũng bị thu hồi. Khi đó, chắc vào khu đô thị rồi… nhìn nhau mà sống thôi!
Nỗi buồn trong những ngôi nhà "rỗng"
Từ ngày “đô thị về làng”, nhà cao tầng, mái bằng mọc lên như nấm. Thế mà, chính chủ nhân của nó lại gọi đấy những ngôi nhà “rỗng ruột”.
Tại thôn Yên Lũng (xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội), chị Trương Thị Tuyết và anh Nguyễn Quang Lâm, cặp vợ chồng 30 tuổi, có hai đứa con nhỏ kể: tiền đền bù ruộng đất đợt đầu được mấy chục triệu, chưa làm được gì đã cạn hết. Năm ngoái, vợ chồng bán nốt hai suất dịch vụ được hơn 400 triệu đồng nên quyết định để dành làm nhà. Nhưng làm đến tầng hai, thì hết tiền, hai vợ chồng lại phải đi vay chạy thêm.
Những ngôi nhà mới vẫn tiếp tục mọc lên tại các vùng mới của Hà Nội mở rộng.
Bây giờ, số tiền nợ của vợ chồng Tuyết lên đến 4,5 chục triệu đồng. Số tiền ấy, đối với nhiều người có thể không phải quá lớn. Nhưng với thu nhập khoảng một triệu từ công thợ xây của chồng và thêm 5,6 trăm nghìn đồng từ nghề may của Tuyết, số tiền chỉ đủ duy trì cuộc sống gia đình thì không biết bao giờ họ mới trả nổi.
Không riêng gì Yên Lũng, xã An Khánh có 5 thôn thì đến 4 thôn đã mất 100% đất sản xuất. Vì vậy, tình cảnh nhiều gia đình các thôn lân cận cũng chẳng khá hơn.
Căn nhà 3 tầng mới xây của cụ Nguyễn Văn Lục, thôn An Thọ trông có vẻ khang trang nhưng chưa được quét sơn ve. Hai vợ chồng cụ năm nay đều ở tuổi 70, đang sống cùng gia đình người con út và 2 cháu nhỏ. Tháng 4/2008, gia đình cụ nhận 270 triệu tiền đền bù cho 6 sào đất canh tác, vừa đủ để xây nhà và mua sắm thêm vài món đồ gia dụng tối thiểu trong gia đình. Tiền hết, gia đình cụ chẳng dám vay tiền mua vôi ve chứ nói gì đến việc sắm đồ.
Ông Nguyễn Văn Lục, ngồi trong ngôi nhà mới xây, nhưng lúc nào cũng lo nghĩ vì không biết món nợ 300 triệu bao giờ mới trả hết.
Còn ông Nguyễn Văn Lục, người thôn An Thọ sau khi nhận được tiền đền bù từ 3 sào ruộng, ông chia đều cho 4 anh con trai để cải tạo nhà cửa. Thấy nhiều người trong thôn bán đất dịch vụ, năm ngoái, ông quyết bán nốt hai suất của mình.
Số tiền thu được, ông chia một phần cho con cháu. Còn lại, ông để xây nhà cho vợ chồng anh con trai út ông đang ở cùng. Tuy nhiên, mới chỉ làm được một tầng thì số tiền bán đất đã hết. Vì vậy, anh con trai phải bán nốt hai suất dịch vụ còn lại để hoàn thiện ngôi nhà.
Thế mà rồi cũng chẳng thấm vào đâu. Bởi, khi ngôi nhà làm xong, dù chưa quét sơn, quét vôi ve gì, số tiền nợ vì làm nhà của ông đã lên đến hơn 3 trăm triệu nữa.
Nhìn ngôi nhà xám xịt xi măng vừa xây xong, thay vì mừng, thì ông Lục lại buồn nẫu ruột. Bởi, với số nợ cả trăm triệu, ông Lục không biết sẽ trả nợ như thế nào vì giờ nhà cũng chẳng còn gì giá trị để mà bán nữa.
"Không có tiền thì không dám đi ăn cỗ. Năm ngoái, có nhiều đám cưới, tôi chỉ dám đến uống nước chè và chúc mừng miệng rồi về ăn cơm rau cơm dưa. Ở làng tôi, những cụ già giờ không có tiền vẫn phải làm như thế nhiều lắm, xấu mặt lắm. Nhưng hỏi xin con trai cũng đâu có được. Nó cũng đang không có việc làm, không có tiền và bế con đi chơi rông khắp làng kia kìa" - ông Lục rầu rầu kể.
Lay lắt hợp tác xã nông nghiệp
Tình trạng nông dân hết đất canh tác đã khiến mô hình hợp tác xã nông nghiệp tại nhiều làng quê khu vực Hà Nội mở rộng đứng trước nguy cơ giải thể hàng loạt, bởi làm gì còn nông dân canh tác mà phục vụ.
Đất vẫn bỏ hoang ở An Khánh
Ông Nguyễn Viết Hướng, Phó chủ tịch UBND xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội cho biết, hiện bốn trong số năm HTX nông nghiệp tại xã đang hoạt động lay lắt chờ ngày giải thể.
Các hợp tác xã vẫn cố gắng giúp đỡ chính quyền hợp tác với một số trường dạy nghề mở lớp học nghề cho con em nông dân, nhưng rất khó khăn trong khâu tuyển sinh. Nguyên nhân là do các lớp học này không hấp dẫn với người dân, bởi những nghề được đào tạo không mang lại thu nhập cao, trong khi học xong, học viên phải tự bươn chải tìm việc làm.
Anh Nguyễn Văn Tiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp thôn Vân Lũng (xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) tâm sự, cũng may hợp tác xã của anh còn làm chủ thầu dịch vụ điện tại địa phương nên còn kinh phí để tồn tại. Song, một khi UBND thành phố tiếp quản đường điện để bán trực tiếp cho dân thì mô hình hợp tác xã sẽ tan rã là cái chắc, anh Tiến cho biết.
Cũng vì sợ mô hình hợp tác xã tan rã nên thời gian vừa qua, xã đã tổ chức nhiều chuyến tham quan mô hình hoạt động của hợp tác xã nhiều địa phương lân cận đã mất hết đất trước đó như Phùng Khoang, Trung Văn, Văn Khê… để học hỏi kinh nghiệm.
Theo anh Tiến, tại những địa phương trên, các hợp tác xã thường đứng ra quản lý chợ, xây dựng nhà văn hóa thể thao là dịch vụ để có nguồn thu. Thế nhưng với An Khánh, nếu cũng làm thêm chợ, cũng đầu tư và làm nhà văn hóa thể thao kinh doanh thì chắc chắn sẽ chỉ mắc thêm nợ. Bởi, các khu đô thị thì chả biết bao giờ mới xong và những người có thu nhập thì chẳng biết bao giờ mới chuyển đến nơi này sinh sống.
Nói rồi, anh Tiến đi khép cánh cổng sắt của hợp tác xã đã gỉ sét, gãy hết già nửa và hầu như chẳng còn tác dụng che chắn cho cái trụ sở hợp tác xã của thôn nữa…
Nếu chỉ đứng từ xa mà nhìn những ngôi nhà bê tông cao tầng mọc lên trên những làng quê nghèo khó lâu nay thì ai đó sẽ dễ dàng lầm tưởng rằng đời sống của những người nông dân đã hoàn toàn thay đổi. Nhưng trong những ngôi nhà ấy là một sự trống rỗng: trống rỗng nghề nghiệp, trống rỗng một con đường cụ thể cho ngày mai của họ. Bởi chính bây giờ, họ không biết sẽ làm gì để sống khi số tiền đền bù cứ từng giờ đập cánh bay đi. Ông cha ta từng nói “miệng ăn núi lở”. Nghe vậy mà nhiều người lo sợ đến mất ngủ. Và vô tình, số tiền đền bù hàng trăm triệu mà những người nông dân đang cầm trong tay lại thành số tiền để họ mua tấm vé cho một chuyến đi. Đó là chuyến đi của sự bất trắc trong tương lai khi họ không có nghề nghiệp và không còn ruộng đất.
Nhóm phóng viên,
Gửi phản hồi
Cập nhật lúc 08:14, Thứ Hai, 03/08/2009 (GMT+7)
,
- Một năm quay trở lại, giật mình khi thấy nhiều làng quê của Hà Nội mở rộng đang trở nên "rỗng". Lề lối sinh hoạt làng xã đã đổi thay khi làng không còn ruộng, chẳng còn nhà nông, khi những lối sống không chọn lựa của đời sống thị dân ùa vào. Đất không, nghề không, văn hóa làng xã lung lay khi bị nhấc ra khỏi nền móng là những gì tạo nên văn hóa và đời sống của một làng Việt Nam ngàn đời, môi trường cảnh quan bị "bê tông hóa"... khiến những làng quê này trở nên trống rỗng, mất dần đi những thứ đáng giá nhất của nó. Làng đã không còn là làng...
LTS: Tuy mới một năm, nhưng có những vùng quê của Hà Nội mở rộng thực sự khởi sắc. Đã có những con đường rộng vắt qua những ngọn đồi mà người dân ở đây đã từng mơ ước hết cả đời người, đã có những mái trường hiện lên như ở trong mơ, đã có những làng quê rực rỡ ánh điện trong đêm… Chúng ta không thể không nói rằng: Một tương lai ngập tràn hạnh phúc và niềm tin đang đến với người dân.
Nhưng bên cạnh những niềm vui ấy là những nỗi lo lắng và cả nỗi sợ đang ngày đêm canh cánh cùng với người dân khi "cơn lốc" của đô thị hoá trùm lên các làng bản còn nghèo khó. Hiện thực cho chúng ta thấy không ít điều tốt đẹp đã bị cuốn đi.
Đâu đó những công trình như dự án đô thị mới, khu du lịch sinh thái, nhà máy, công trường... đã bắt đầu dựng lên một thế giới bê tông ở những nơi mà hàng ngàn năm nay là những vùng thiên nhiên đẹp đẽ, là những làng Việt Nam truyền thống, là nơi trú ngụ những vẻ đẹp thẳm sâu của con người Việt Nam. Và không ít những người dân ở những nơi được đô thị hoá đang sống trong hoang mang về công ăn việc làm trong một tương lai gần đối với họ và con cháu của họ.
Văn minh hoá là con đường tất yếu của một xã hội phát triển. Nhưng nền văn minh ấy phải chứa đựng trong nó những vẻ đẹp của thiên nhiên, của văn hoá truyền thống và phải chứa đựng tính nhân văn cho những con người sống trong nền văn minh ấy.
Vì lẽ đó, những câu chuyện mà VietNamNet sẽ giới thiệu qua loạt bài "Hà Nội sau một năm mở rộng" tuy chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh toàn cảnh của Hà Nội sau một năm trở thành "đại đô thị", nhưng sẽ mang lại cho chúng ta một cách nhìn, một lời tham vấn để đóng góp cho chính quyền đưa ra những quyết sách hợp lý hơn trong thời gian tới của Hà Nội mở rộng.
"Xóa" làng thành khu đô thị?
Tròn một năm nhóm PV VietNamNet trở lại xã Đông Xuân (trước thuộc Lương Sơn, Hoà Bình, nay về huyện Quốc Oai, Hà Nội), chúng tôi không khỏi bất ngờ khi bon bon ô tô trên 3km đường từ thôn Đồng Âm về trung tâm xã.
Một năm trước, đây còn là con đường mòn vắt ngang quả đồi cao hàng chục mét, chỉ có dấu chân trâu, chân bò như nó vẫn thế hàng trăm năm nay thì bây giờ là đường bê tông rộng 4m xẻ đôi quả đồi hiện lên như một giấc mơ.
Con đường đẹp như mơ đối với người dân xã Đông Xuân
Ông Chủ tịch xã Nguyễn Văn Hoà nói vui rằng: "Bên kia đồi (thôn Đồng Âm) chỉ hơn 100 hộ, tính ra mỗi hộ được 30m đường bê tông trong hoàn cảnh xã còn nghèo là…hơi phí. Nhiều người nói với tôi rằng, cả khi mới về Hà Nội rồi, có mơ họ cũng không dám mơ một con đường khang trang vắt ngang quả đồi như vậy”.
Nhân tiện ông Hoà khoe luôn: “Nếu chưa về Hà Nội, thì cũng chưa biết bao giờ xã mới có được một trường tiểu học đúng nghĩa thế này”, nói đoạn, ông Hoà chỉ tay về phía ngôi trường 3 tỷ đang đổ mái tầng 2 nằm ngay sau UB xã. Vậy là từ năm này, xã sắp có trường chuẩn quốc gia hẳn hoi rồi.
Thế nhưng, niềm vui này lại khiến hơn 4.000 dân từ nông dân đến ông Chủ tịch xã Đông Xuân lo lắng hơn. Họ sợ, tới đây, chỉ một dự án được “tái phê” thôi thì cả ngàn người sẽ mất đất, mất nhà. Và con đường, ngôi trường đẹp đẽ kia sẽ chẳng còn nhiều ý nghĩa khi mà họ không biết sẽ làm gì để sống.
900ha ruộng của xã cũng sắp phải giao lại cho dự án này.
Toàn xã Đông Xuân có diện tích gần 1.700 ha đất, nhưng hiện tại đã mất đi gần 400 ha đất rừng và một phần đất ruộng do tỉnh Hòa Bình cấp phép thu hồi đất cho các dự án du lịch sinh thái và dự án khai thác đá.
Ông Nguyễn Xuân Hòa cho biết, trước khi lấy đất của dân các doanh nghiệp vào có hứa sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nghề, bảo vệ rừng cho dân. Thế nhưng “lời hứa gió bay”, đã 5 năm rồi, ngay đến tiền hỗ trợ bảo vệ rừng cho dân ở thôn Lập Thành, thôn Đồng Rằng và thôn Đồng Bén doanh nghiệp cũng không chịu trả. Và những người nông dân quá ư trong sáng này giờ ngơ ngác không hiểu lời hứa đang mỗi ngày một rời xa họ kia là thuộc về ai : những doanh nghiệp hay là những người quản lý?
Chưa hết, trong số 1.300ha còn lại của xã này thì có đến 900ha cũng đã có quyết định thu hồi cho dự án Khu đô thị Đông Tiến Xuân do Công ty TNHH một thành viên Sudyco Tiến Xuân làm chủ ngay trước ngày xã này về Hà Nội.
“Dự án này được phê duyệt từ trước khi xã chúng tôi được sát nhập về Hà Nội, nhưng sau đó dự án tạm thời bị dừng lại để chờ quy hoạch của Thành phố. Dự án này có tiếp tục hay không thì chúng tôi chưa biết, nhưng nếu thực hiện thì nói thật, trừ phần núi đá không lấy làm gì, thì coi như… cả xã bị xoá sổ để làm khu đô thị mới. Chả còn nhà dân, đất ruộng, thậm chí đến trụ sở uỷ ban cũng không còn” ông chủ tịch xã nói.
Ông Đinh Công Thân, trưởng thôn Đá Thâm và anh Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch hội nông dân xã cùng tỏ vẻ ngán ngẩm ở khi nói về dự án đô thị mới: Dân lo rằng, nếu được duyệt thì dân không chỉ mất đất ruộng, mà đến cả nhà ở cũng bị thu hồi. Khi đó, chắc vào khu đô thị rồi… nhìn nhau mà sống thôi!
Nỗi buồn trong những ngôi nhà "rỗng"
Từ ngày “đô thị về làng”, nhà cao tầng, mái bằng mọc lên như nấm. Thế mà, chính chủ nhân của nó lại gọi đấy những ngôi nhà “rỗng ruột”.
Tại thôn Yên Lũng (xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội), chị Trương Thị Tuyết và anh Nguyễn Quang Lâm, cặp vợ chồng 30 tuổi, có hai đứa con nhỏ kể: tiền đền bù ruộng đất đợt đầu được mấy chục triệu, chưa làm được gì đã cạn hết. Năm ngoái, vợ chồng bán nốt hai suất dịch vụ được hơn 400 triệu đồng nên quyết định để dành làm nhà. Nhưng làm đến tầng hai, thì hết tiền, hai vợ chồng lại phải đi vay chạy thêm.
Những ngôi nhà mới vẫn tiếp tục mọc lên tại các vùng mới của Hà Nội mở rộng.
Bây giờ, số tiền nợ của vợ chồng Tuyết lên đến 4,5 chục triệu đồng. Số tiền ấy, đối với nhiều người có thể không phải quá lớn. Nhưng với thu nhập khoảng một triệu từ công thợ xây của chồng và thêm 5,6 trăm nghìn đồng từ nghề may của Tuyết, số tiền chỉ đủ duy trì cuộc sống gia đình thì không biết bao giờ họ mới trả nổi.
Không riêng gì Yên Lũng, xã An Khánh có 5 thôn thì đến 4 thôn đã mất 100% đất sản xuất. Vì vậy, tình cảnh nhiều gia đình các thôn lân cận cũng chẳng khá hơn.
Căn nhà 3 tầng mới xây của cụ Nguyễn Văn Lục, thôn An Thọ trông có vẻ khang trang nhưng chưa được quét sơn ve. Hai vợ chồng cụ năm nay đều ở tuổi 70, đang sống cùng gia đình người con út và 2 cháu nhỏ. Tháng 4/2008, gia đình cụ nhận 270 triệu tiền đền bù cho 6 sào đất canh tác, vừa đủ để xây nhà và mua sắm thêm vài món đồ gia dụng tối thiểu trong gia đình. Tiền hết, gia đình cụ chẳng dám vay tiền mua vôi ve chứ nói gì đến việc sắm đồ.
Ông Nguyễn Văn Lục, ngồi trong ngôi nhà mới xây, nhưng lúc nào cũng lo nghĩ vì không biết món nợ 300 triệu bao giờ mới trả hết.
Còn ông Nguyễn Văn Lục, người thôn An Thọ sau khi nhận được tiền đền bù từ 3 sào ruộng, ông chia đều cho 4 anh con trai để cải tạo nhà cửa. Thấy nhiều người trong thôn bán đất dịch vụ, năm ngoái, ông quyết bán nốt hai suất của mình.
Số tiền thu được, ông chia một phần cho con cháu. Còn lại, ông để xây nhà cho vợ chồng anh con trai út ông đang ở cùng. Tuy nhiên, mới chỉ làm được một tầng thì số tiền bán đất đã hết. Vì vậy, anh con trai phải bán nốt hai suất dịch vụ còn lại để hoàn thiện ngôi nhà.
Thế mà rồi cũng chẳng thấm vào đâu. Bởi, khi ngôi nhà làm xong, dù chưa quét sơn, quét vôi ve gì, số tiền nợ vì làm nhà của ông đã lên đến hơn 3 trăm triệu nữa.
Nhìn ngôi nhà xám xịt xi măng vừa xây xong, thay vì mừng, thì ông Lục lại buồn nẫu ruột. Bởi, với số nợ cả trăm triệu, ông Lục không biết sẽ trả nợ như thế nào vì giờ nhà cũng chẳng còn gì giá trị để mà bán nữa.
"Không có tiền thì không dám đi ăn cỗ. Năm ngoái, có nhiều đám cưới, tôi chỉ dám đến uống nước chè và chúc mừng miệng rồi về ăn cơm rau cơm dưa. Ở làng tôi, những cụ già giờ không có tiền vẫn phải làm như thế nhiều lắm, xấu mặt lắm. Nhưng hỏi xin con trai cũng đâu có được. Nó cũng đang không có việc làm, không có tiền và bế con đi chơi rông khắp làng kia kìa" - ông Lục rầu rầu kể.
Lay lắt hợp tác xã nông nghiệp
Tình trạng nông dân hết đất canh tác đã khiến mô hình hợp tác xã nông nghiệp tại nhiều làng quê khu vực Hà Nội mở rộng đứng trước nguy cơ giải thể hàng loạt, bởi làm gì còn nông dân canh tác mà phục vụ.
Đất vẫn bỏ hoang ở An Khánh
Ông Nguyễn Viết Hướng, Phó chủ tịch UBND xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội cho biết, hiện bốn trong số năm HTX nông nghiệp tại xã đang hoạt động lay lắt chờ ngày giải thể.
Các hợp tác xã vẫn cố gắng giúp đỡ chính quyền hợp tác với một số trường dạy nghề mở lớp học nghề cho con em nông dân, nhưng rất khó khăn trong khâu tuyển sinh. Nguyên nhân là do các lớp học này không hấp dẫn với người dân, bởi những nghề được đào tạo không mang lại thu nhập cao, trong khi học xong, học viên phải tự bươn chải tìm việc làm.
Anh Nguyễn Văn Tiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp thôn Vân Lũng (xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) tâm sự, cũng may hợp tác xã của anh còn làm chủ thầu dịch vụ điện tại địa phương nên còn kinh phí để tồn tại. Song, một khi UBND thành phố tiếp quản đường điện để bán trực tiếp cho dân thì mô hình hợp tác xã sẽ tan rã là cái chắc, anh Tiến cho biết.
Cũng vì sợ mô hình hợp tác xã tan rã nên thời gian vừa qua, xã đã tổ chức nhiều chuyến tham quan mô hình hoạt động của hợp tác xã nhiều địa phương lân cận đã mất hết đất trước đó như Phùng Khoang, Trung Văn, Văn Khê… để học hỏi kinh nghiệm.
Theo anh Tiến, tại những địa phương trên, các hợp tác xã thường đứng ra quản lý chợ, xây dựng nhà văn hóa thể thao là dịch vụ để có nguồn thu. Thế nhưng với An Khánh, nếu cũng làm thêm chợ, cũng đầu tư và làm nhà văn hóa thể thao kinh doanh thì chắc chắn sẽ chỉ mắc thêm nợ. Bởi, các khu đô thị thì chả biết bao giờ mới xong và những người có thu nhập thì chẳng biết bao giờ mới chuyển đến nơi này sinh sống.
Nói rồi, anh Tiến đi khép cánh cổng sắt của hợp tác xã đã gỉ sét, gãy hết già nửa và hầu như chẳng còn tác dụng che chắn cho cái trụ sở hợp tác xã của thôn nữa…
Nếu chỉ đứng từ xa mà nhìn những ngôi nhà bê tông cao tầng mọc lên trên những làng quê nghèo khó lâu nay thì ai đó sẽ dễ dàng lầm tưởng rằng đời sống của những người nông dân đã hoàn toàn thay đổi. Nhưng trong những ngôi nhà ấy là một sự trống rỗng: trống rỗng nghề nghiệp, trống rỗng một con đường cụ thể cho ngày mai của họ. Bởi chính bây giờ, họ không biết sẽ làm gì để sống khi số tiền đền bù cứ từng giờ đập cánh bay đi. Ông cha ta từng nói “miệng ăn núi lở”. Nghe vậy mà nhiều người lo sợ đến mất ngủ. Và vô tình, số tiền đền bù hàng trăm triệu mà những người nông dân đang cầm trong tay lại thành số tiền để họ mua tấm vé cho một chuyến đi. Đó là chuyến đi của sự bất trắc trong tương lai khi họ không có nghề nghiệp và không còn ruộng đất.
Nhóm phóng viên,
Gửi phản hồi
Friday, 31 July 2009
Hà Nội trong mắt ai
Xin bấm vào tiêu đề để dẫn tới link film.
Hà Nội trong mắt ai
Trong phim có sử dụng nhạc phẩm sáo trúc tuyệt mỹ của Đinh Thìn. Có thể nghe tại đây:
http://mp3.baamboo.com/detail-nhac-music-mp3-174557/1/bai-Trang-sang-que-toi.html
Trần Văn Thủy là một đạo diễn phim Việt Nam, sinh năm 1940 tại Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam ông làm phóng viên chiến trường. Ông đã đạo diễn trên 20 phim, trong đó có nhiều phim tài liệu đoạt giải cao trong các liên hoan phim. Ông đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Một số bộ phim
Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ Câu Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig (1970).
Phản bội, về chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, giải vàng LHP Việt Nam 1980
Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988
Chuyện tử tế (1985), nội dung về thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”.
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1999, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43.
Chuyện từ một góc phố (2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.
Hà Nội trong mắt ai
Trong phim có sử dụng nhạc phẩm sáo trúc tuyệt mỹ của Đinh Thìn. Có thể nghe tại đây:
http://mp3.baamboo.com/detail-nhac-music-mp3-174557/1/bai-Trang-sang-que-toi.html
Trần Văn Thủy là một đạo diễn phim Việt Nam, sinh năm 1940 tại Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam ông làm phóng viên chiến trường. Ông đã đạo diễn trên 20 phim, trong đó có nhiều phim tài liệu đoạt giải cao trong các liên hoan phim. Ông đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Một số bộ phim
Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ Câu Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig (1970).
Phản bội, về chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, giải vàng LHP Việt Nam 1980
Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988
Chuyện tử tế (1985), nội dung về thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”.
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1999, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43.
Chuyện từ một góc phố (2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.
Monday, 27 July 2009
Chuyện tử tế
Chuyện tử tế (1985), nội dung về thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thủy, đoạt giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”.
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1999, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43.
Chuyện từ một góc phố (2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.
Trần Văn Thủy
Trần Văn Thủy là một đạo diễn phim Việt Nam, sinh năm 1940 tại Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam ông làm phóng viên chiến trường. Ông đã đạo diễn trên 20 phim, trong đó có nhiều phim tài liệu đoạt giải cao trong các liên hoan phim. Ông đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Một số bộ phim
Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ Câu Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig (1970).
Phản bội, về chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, giải vàng LHP Việt Nam 1980
Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 1999, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43.
Chuyện từ một góc phố (2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.
Trần Văn Thủy
Trần Văn Thủy là một đạo diễn phim Việt Nam, sinh năm 1940 tại Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam ông làm phóng viên chiến trường. Ông đã đạo diễn trên 20 phim, trong đó có nhiều phim tài liệu đoạt giải cao trong các liên hoan phim. Ông đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Một số bộ phim
Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ Câu Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig (1970).
Phản bội, về chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, giải vàng LHP Việt Nam 1980
Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988
Wednesday, 22 July 2009
Đất ca dao
Phim tài liệu về Huế, đất ca dao
"Những điệu hò, những câu ca dao nặng tình yêu thương quê hương đất nước đã thấm đẫm vào con người Huế"
Một tài liệu hữu ích về văn hóa, lịch sử, địa lý Việt Nam
Đài truyền hình HTV thực hiện, trân trọng cám ơn.
"Những điệu hò, những câu ca dao nặng tình yêu thương quê hương đất nước đã thấm đẫm vào con người Huế"
Một tài liệu hữu ích về văn hóa, lịch sử, địa lý Việt Nam
Đài truyền hình HTV thực hiện, trân trọng cám ơn.
Sunday, 19 July 2009
Hành trình xuyên Việt_Vietnam closeup
Đây là loạt phim thời sự về cuộc hành trình suốt ba miền Nam-Bắc, là một tập tư liệu quí giá có thể phục vụ tốt cho việc giảng dạy địa lí, lịch sử, văn hóa Việt Nam, thực sự thích hợp cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam và sinh viên nước ngoài học Việt Nam học.
Cảm hơn các tác giả, thuộc đài truyền hình sbtn.vn đã thực hiện và giới thiệu.
Hành Trình Xuyên Việt. Phần 1 Miền Bắc: 1-17; Phần 2: Miền Trung: 18-33; Phần 3: từ 34 tới 45.
===============
Ai trong mỗi chúng ta cũng đều có một quê hương dấu yêu để nhớ, để
thương. Quê hương là nơi ta chôn nhau cắt rốn, là nơi có bờ ao, con
suối tắm mát tuổi thơ ta. Nơi đó có người mẹ hiền, người cha tần tảo
ngống trông những đứa con mải miết mưu sinh nơi đất khách quê
người.
Việt Nam, dải đất cong cong hình chữ S nằm ở trung tâm khu vực
Đông Nam Á, là nơi tôi được sinh ra, lớn lên trong vòng tay yêu
thương của ông bà, cha mẹ, là nơi tôi cắp sách tới trường học những
bài học làm người đầu tiên.
Đất nước Việt Nam nhỏ bé, con người Việt Nam chất phác, hiền hoà.
Nhưng tiềm ẩn trong sự hiền hoà, chất phác ấy là một tinh thần anh
hùng bất khuất, khi Tổ Quốc lâm nguy thì dám hi sinh tất cả để giành
lại độc lập, tự do. Lịch sử đã từng chứng kiến biết bao nhiêu máu và
nước mắt của các vị anh hùng dân tộc đổ xuống vì 2 tiếng “Tự do”.
Biết bao nhiêu kẻ thù lớn mạnh, hùng bạo đã phải khiếp sợ trước
những con người nhỏ bé về tầm vóc nhưng vô cùng gan dạ, anh dũng
của dải đất này.
Đây chính là động lực để một người con xa xứ như tôi tìm về với lịch
sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc Việt
Nam. Chương trÏnh “Hành Trình Xuyên Việt" sẽ đưa quý vị đến với
những danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa của ba miền Bắc, Trung,
Nam. Và mong rằng, chương Trình này sẽ mang lại cho quý vị một
chút hơi ấm của quê hương xứ sở, luôn tự hào với dòng máu Việt
đang tuôn chảy trong tim.
"Hành Trình Xuyên Việt" sẽ được chiếu trên đài truyền hình SBTN
(kênh 2072 DirecTV) hàng tuần.
Thứ Năm vào 10:30 AM sáng (giờ Cali)
Thứ Năm vào 9:00PM tối (giờ Cali)
Thứ Bảy vào 2:30 PM chiều (giờ Cali)
Chân thành cám ơn
Cảm hơn các tác giả, thuộc đài truyền hình sbtn.vn đã thực hiện và giới thiệu.
Hành Trình Xuyên Việt. Phần 1 Miền Bắc: 1-17; Phần 2: Miền Trung: 18-33; Phần 3: từ 34 tới 45.
===============
Ai trong mỗi chúng ta cũng đều có một quê hương dấu yêu để nhớ, để
thương. Quê hương là nơi ta chôn nhau cắt rốn, là nơi có bờ ao, con
suối tắm mát tuổi thơ ta. Nơi đó có người mẹ hiền, người cha tần tảo
ngống trông những đứa con mải miết mưu sinh nơi đất khách quê
người.
Việt Nam, dải đất cong cong hình chữ S nằm ở trung tâm khu vực
Đông Nam Á, là nơi tôi được sinh ra, lớn lên trong vòng tay yêu
thương của ông bà, cha mẹ, là nơi tôi cắp sách tới trường học những
bài học làm người đầu tiên.
Đất nước Việt Nam nhỏ bé, con người Việt Nam chất phác, hiền hoà.
Nhưng tiềm ẩn trong sự hiền hoà, chất phác ấy là một tinh thần anh
hùng bất khuất, khi Tổ Quốc lâm nguy thì dám hi sinh tất cả để giành
lại độc lập, tự do. Lịch sử đã từng chứng kiến biết bao nhiêu máu và
nước mắt của các vị anh hùng dân tộc đổ xuống vì 2 tiếng “Tự do”.
Biết bao nhiêu kẻ thù lớn mạnh, hùng bạo đã phải khiếp sợ trước
những con người nhỏ bé về tầm vóc nhưng vô cùng gan dạ, anh dũng
của dải đất này.
Đây chính là động lực để một người con xa xứ như tôi tìm về với lịch
sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc Việt
Nam. Chương trÏnh “Hành Trình Xuyên Việt" sẽ đưa quý vị đến với
những danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa của ba miền Bắc, Trung,
Nam. Và mong rằng, chương Trình này sẽ mang lại cho quý vị một
chút hơi ấm của quê hương xứ sở, luôn tự hào với dòng máu Việt
đang tuôn chảy trong tim.
"Hành Trình Xuyên Việt" sẽ được chiếu trên đài truyền hình SBTN
(kênh 2072 DirecTV) hàng tuần.
Thứ Năm vào 10:30 AM sáng (giờ Cali)
Thứ Năm vào 9:00PM tối (giờ Cali)
Thứ Bảy vào 2:30 PM chiều (giờ Cali)
Chân thành cám ơn
Friday, 17 July 2009
Mùa len trâu
Đạo diễn: Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Mùa len trâu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mùa len trâu
Thông tin sản xuất
Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Sản xuất Jean Bréhat
Kịch bản Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Diễn viên Lê Thế Lữ
Nguyễn Thị Kiều Trinh
Nguyễn Hữu Thành
Kra Zan Sram
Kinh phí 1.000.000 đô la
Thông tin phát hành
Thời lượng 102 phút
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Phát hành Global Film Initiative
Công chiếu 14 tháng 8 2004
(LHP Toronto)
Trang web : IMDb
Mùa len trâu là bộ phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh được khởi quay tháng 9 năm 2003. Mùa len trâu có kinh phí khoảng hơn 1 triệu USD, với sự tham gia của ba hãng: Hãng phim Giải phóng Việt Nam, 3B Productions Pháp và Novak Prod Bỉ. Bộ phim được trình chiếu ở Pháp với tên Gardien de buffles và ở Mỹ với tên Buffalo boy.
Chuyện phim dựa trên tác phẩm Mùa len trâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Mỗi khi mùa mưa về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề "len trâu", đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ.
[sửa] Giải thưởng
Mùa len trâu đã tham dự gần mười liên hoan phim khu vực và quốc tế và đã dành được những giải thưởng đáng kể:
Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ
Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ
Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp
Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil
[sửa] Xung quanh bộ phim
Kìm cùng hai con trâu
Kìm và cha
Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vốn là một tiến sĩ vật lý và đây là bộ phim đầu tay của ông:
"...Tôi thường tìm cách trốn thoát cái chết chóc, đau khổ của chiến tranh bên ngoài bằng cách ráng đi vô coi phim. Vì ba tôi là quản lý rạp phim nên những người gác cửa rạp họ biết và để tôi vào xem không có gì khó khăn lắm. Xem phim, ngoài việc là phương tiện để tôi trốn thoát cái đau khổ của cuộc chiến tranh bên ngoài kia, nó còn là cửa sổ để tôi nhìn ra thế giới bên ngoài. tôi xem phim Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Pháp... Trong cái nhìn của một đứa trẻ tám, chín tuổi thì ấn tượng đó rất là sâu đậm. Nhưng không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Âu châu, ngay cả ở Mỹ cũng vậy, sống bằng nghề làm phim không là chuyện vô cùng khó khăn nên tôi đành tạm gác cái đam mê của mình lại.
Tôi chợt nghĩ, một là mình làm phim bây giờ, hai là mình chắc phải lãng quên giấc mơ này. Và tôi phải quyết định, không hẳn là bỏ hẳn ngành vật lý của mình, nhưng tôi phải giảm bớt vai trò của công việc vật lý để bắt đầu đi học làm phim và làm các phim ngắn. Rồi tôi bắt đầu viết kịch bản phim Mùa len trâu. Kịch bản viết rất là nhanh, tôi nhớ rằng tôi viết trong vòng khoảng 30 ngày. Tôi rất vui là kể từ khi viết kịch bản, bắt tay vào làm phim thì hầu như không có nhiều thay đổi."
Nhà văn Sơn Nam:
""Len" trong tiếng Khmer có nghĩa là đi tự do, "len trâu" có nghĩa là cho trâu đi tự do. Ở đây nước lụt, nước lụt từ 1m đến 4m. Người ta ở nơi lụt, người ta không có chỗ ở là phải, và trâu cũng không có chỗ ở. Cho nên nó phải đi đến những vùng đất cao để có cỏ cho nó ăn. Ở nhà tối nó ngủ không được, ngủ với nước sao mà ngủ được, và trưa thì làm sao cho nó ăn, cỏ đâu ra mà cho nó ăn. Người nuôi trâu, chủ nhà có trâu, phải đưa trâu đến vùng đất cao. Làm sao người làm ruộng nuôi trâu? Muốn nuôi trâu thì phải lùa trâu đi. Ngày thường trời nắng, nuôi trâu trong chuồng. Đến ngày trời mưa thì phải lùa trâu đi. Vì vậy cho nên phải đem trâu đi chỗ khác. Đưa trâu đến vùng bảy Núi. Nhưng nó xa nhà mình đến 30 – 40 km, xa quá sao mà đưa đi. Vì vậy, mình phải đưa nó đi lòng vòng, ăn hết cỏ chỗ này, nước lên, thì đưa trâu sang chỗ khác. Có khi đến ba bốn tháng mới đưa trâu về. Trâu dẫn đi phải có người giữ. Trâu không dẫn đi thì phải mướn người ta giữ. Người nghèo mướn ai bây giờ? Vậy thì để con cái đi giữ nó. Ngày trước trẻ con đi theo con trâu, áo quần không có, mùng mền không có, gạo cơm thiếu, đó là cả một chuyện khó khăn. Vì vậy đối với chúng tôi dân miệt dưới, tôi là dân miệt dưới, đó là một bài học cho thanh niên trở thành người lớn. Nhưng mà trẻ con ở đó không có được đi học. Học với ai. Thằng dốt học với thằng dốt, thằng du côn học với thằng du côn. Tôi rất hãnh diện, vì tác phẩm tôi viết đã gần 50 năm rồi, nhiều anh em tính làm phim, nhưng nghĩ làm hông nổi. Thời buổi này đâu còn trâu, máy cày hết rồi, thành ra tôi để đó coi, chờ xem. May mà có anh Nguyễn Võ Nghiêm Minh, ổng làm sao mà ổng có tiền ổng mướn trâu, thiên hạ sợ quá. Chứ làm sao thằng cha này có tiền mướn ba bốn trăm con trâu để đóng phim, dân làm phim Sài Gòn ngán Nguyễn Võ Nghiêm Minh, tưởng cha này là tỷ phú Việt kiều Mỹ hay gì đó.
Tôi hãnh diện, được thấy cái phim này, đối với đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã trả được một món nợ tinh thần. Tôi là một đứa con có hiếu với dân ở dưới. Tôi hy vọng các anh có phương tiện, phải làm sao chiếu ở dưới cho nhiều, và băng video in ra bán rẻ cho dân ở dưới coi. Họ sẽ rất hài lòng, họ thấy việc hợp tác giữa Việt, Pháp và Bỉ có kết quả rất lớn."
Mùa len trâu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Mùa len trâu
Thông tin sản xuất
Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Sản xuất Jean Bréhat
Kịch bản Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Diễn viên Lê Thế Lữ
Nguyễn Thị Kiều Trinh
Nguyễn Hữu Thành
Kra Zan Sram
Kinh phí 1.000.000 đô la
Thông tin phát hành
Thời lượng 102 phút
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Phát hành Global Film Initiative
Công chiếu 14 tháng 8 2004
(LHP Toronto)
Trang web : IMDb
Mùa len trâu là bộ phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh được khởi quay tháng 9 năm 2003. Mùa len trâu có kinh phí khoảng hơn 1 triệu USD, với sự tham gia của ba hãng: Hãng phim Giải phóng Việt Nam, 3B Productions Pháp và Novak Prod Bỉ. Bộ phim được trình chiếu ở Pháp với tên Gardien de buffles và ở Mỹ với tên Buffalo boy.
Chuyện phim dựa trên tác phẩm Mùa len trâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Mỗi khi mùa mưa về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề "len trâu", đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ.
[sửa] Giải thưởng
Mùa len trâu đã tham dự gần mười liên hoan phim khu vực và quốc tế và đã dành được những giải thưởng đáng kể:
Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ
Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ
Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp
Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil
[sửa] Xung quanh bộ phim
Kìm cùng hai con trâu
Kìm và cha
Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vốn là một tiến sĩ vật lý và đây là bộ phim đầu tay của ông:
"...Tôi thường tìm cách trốn thoát cái chết chóc, đau khổ của chiến tranh bên ngoài bằng cách ráng đi vô coi phim. Vì ba tôi là quản lý rạp phim nên những người gác cửa rạp họ biết và để tôi vào xem không có gì khó khăn lắm. Xem phim, ngoài việc là phương tiện để tôi trốn thoát cái đau khổ của cuộc chiến tranh bên ngoài kia, nó còn là cửa sổ để tôi nhìn ra thế giới bên ngoài. tôi xem phim Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Pháp... Trong cái nhìn của một đứa trẻ tám, chín tuổi thì ấn tượng đó rất là sâu đậm. Nhưng không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Âu châu, ngay cả ở Mỹ cũng vậy, sống bằng nghề làm phim không là chuyện vô cùng khó khăn nên tôi đành tạm gác cái đam mê của mình lại.
Tôi chợt nghĩ, một là mình làm phim bây giờ, hai là mình chắc phải lãng quên giấc mơ này. Và tôi phải quyết định, không hẳn là bỏ hẳn ngành vật lý của mình, nhưng tôi phải giảm bớt vai trò của công việc vật lý để bắt đầu đi học làm phim và làm các phim ngắn. Rồi tôi bắt đầu viết kịch bản phim Mùa len trâu. Kịch bản viết rất là nhanh, tôi nhớ rằng tôi viết trong vòng khoảng 30 ngày. Tôi rất vui là kể từ khi viết kịch bản, bắt tay vào làm phim thì hầu như không có nhiều thay đổi."
Nhà văn Sơn Nam:
""Len" trong tiếng Khmer có nghĩa là đi tự do, "len trâu" có nghĩa là cho trâu đi tự do. Ở đây nước lụt, nước lụt từ 1m đến 4m. Người ta ở nơi lụt, người ta không có chỗ ở là phải, và trâu cũng không có chỗ ở. Cho nên nó phải đi đến những vùng đất cao để có cỏ cho nó ăn. Ở nhà tối nó ngủ không được, ngủ với nước sao mà ngủ được, và trưa thì làm sao cho nó ăn, cỏ đâu ra mà cho nó ăn. Người nuôi trâu, chủ nhà có trâu, phải đưa trâu đến vùng đất cao. Làm sao người làm ruộng nuôi trâu? Muốn nuôi trâu thì phải lùa trâu đi. Ngày thường trời nắng, nuôi trâu trong chuồng. Đến ngày trời mưa thì phải lùa trâu đi. Vì vậy cho nên phải đem trâu đi chỗ khác. Đưa trâu đến vùng bảy Núi. Nhưng nó xa nhà mình đến 30 – 40 km, xa quá sao mà đưa đi. Vì vậy, mình phải đưa nó đi lòng vòng, ăn hết cỏ chỗ này, nước lên, thì đưa trâu sang chỗ khác. Có khi đến ba bốn tháng mới đưa trâu về. Trâu dẫn đi phải có người giữ. Trâu không dẫn đi thì phải mướn người ta giữ. Người nghèo mướn ai bây giờ? Vậy thì để con cái đi giữ nó. Ngày trước trẻ con đi theo con trâu, áo quần không có, mùng mền không có, gạo cơm thiếu, đó là cả một chuyện khó khăn. Vì vậy đối với chúng tôi dân miệt dưới, tôi là dân miệt dưới, đó là một bài học cho thanh niên trở thành người lớn. Nhưng mà trẻ con ở đó không có được đi học. Học với ai. Thằng dốt học với thằng dốt, thằng du côn học với thằng du côn. Tôi rất hãnh diện, vì tác phẩm tôi viết đã gần 50 năm rồi, nhiều anh em tính làm phim, nhưng nghĩ làm hông nổi. Thời buổi này đâu còn trâu, máy cày hết rồi, thành ra tôi để đó coi, chờ xem. May mà có anh Nguyễn Võ Nghiêm Minh, ổng làm sao mà ổng có tiền ổng mướn trâu, thiên hạ sợ quá. Chứ làm sao thằng cha này có tiền mướn ba bốn trăm con trâu để đóng phim, dân làm phim Sài Gòn ngán Nguyễn Võ Nghiêm Minh, tưởng cha này là tỷ phú Việt kiều Mỹ hay gì đó.
Tôi hãnh diện, được thấy cái phim này, đối với đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã trả được một món nợ tinh thần. Tôi là một đứa con có hiếu với dân ở dưới. Tôi hy vọng các anh có phương tiện, phải làm sao chiếu ở dưới cho nhiều, và băng video in ra bán rẻ cho dân ở dưới coi. Họ sẽ rất hài lòng, họ thấy việc hợp tác giữa Việt, Pháp và Bỉ có kết quả rất lớn."
Subscribe to:
Posts (Atom)